Underline menu menu close

HIỆP ĐỊNH THƯƠNG MẠI TỰ DO VIỆT NAM - EU (EVFTA)

Về bảo hộ đầu tư

Hai bên cam kết sẽ dành đối xử quốc gia và đối xử tối huệ quốc với đầu tư của nhà đầu tư của Bên kia, với một số ngoại lệ, cũng như sự đối xử công bằng, thỏa đáng, bảo hộ an toàn và đầy đủ, cho phép tự do chuyển vốn và lợi nhuận từ đầu tư ra nước ngoài, cam kết không trưng thu, quốc hữu hóa tài sản của nhà đầu tư mà không có bồi thường thỏa đáng, cam kết bồi thường thiệt hại phù hợp cho nhà đầu tư của bên kia tương tự như nhà đầu tư trong nước hoặc của bên thứ ba trong trường hợp bị thiệt hại do chiến tranh, bạo loạn, v.v...

Về cơ chế giải quyết tranh chấp giữa nhà đầu tư và nhà nước

Trong trường hợp có tranh chấp phát sinh giữa một Bên và nhà đầu tư của Bên kia, hai bên thống nhất ưu tiên giải quyết tranh chấp một cách thiện chí thông qua đàm phán và hòa giải.

Trong trường hợp không thể giải quyết tranh chấp thông quan tham vấn và hòa giải thì mới sử dụng đến cơ chế giải quyết tranh chấp được quy định trong Hiệp định này. Theo đó, Việt Nam và EU thống nhất thiết lập một cơ chế giải quyết tranh chấp thường trực gồm hai cấp là sơ thẩm (với 09 thành viên) và phúc thẩm (với 06 thành viên). Thành viên của cơ chế giải quyết tranh chấp đầu tư này do Ủy ban Thương mại EVFTA chỉ định, hoạt động theo nhiệm kỳ thông thường là 04 năm và có thể được chỉ định thêm 01 nhiệm kỳ, được hưởng phí duy trì do các Bên của Hiệp định chi trả.

Phán quyết của cơ quan phúc thẩm và phán quyết của Tòa trọng tài sơ phẩm nếu không bị kháng cáo trong vòng 90 ngày kể từ ngày ban hành được coi là phán quyết cuối cùng, các bên tranh chấp không có quyền kháng cáo nữa. Hai bên sẽ công nhận phán quyết cuối cùng có giá trị trương đương như phán quyết của Tòa án nước mình. Đối với Việt Nam, quy định này sẽ có hiệu lực sau 5 năm kể từ ngày Hiệp định có hiệu lực hoặc trong thời gian dài hơn do Ủy ban Thương mại thống nhất. Việc thi hành phán quyết được thực hiện theo pháp luật của quốc gia nơi phán quyết được thi hành.

Hai bên thống nhất nếu cùng tham gia vào một Hiệp định thành lập cơ chế giải quyết tranh chấp đa phương về đầu tư hoặc cơ chế phúc thẩm đa phương về đầu tư thì có thể chấm dứt việc thực hiện hệ thống cơ quan giải quyết tranh chấp đầu tư song phương theo Hiệp định này.