Underline menu menu close

HIỆP ĐỊNH KHU VỰC THƯƠNG MẠI TỰ DO VIỆT NAM - CHI LÊ (VCFTA)

Hàng hóa được coi là có xuất xứ VCFTA nếu hàng hóa có xuất xứ thuần túy hoặc được sản xuất toàn bộ tại một nước Thành viên, hoặc hàng hóa đáp ứng một trong hai trường hợp sau:

  • Hàng hóa đáp ứng tiêu chí xuất xứ chung:
    • Hàm lượng giá trị khu vực (RVC): tối thiểu 40%, hoặc
    • Chuyển đổi mã HS (CTC): chuyển đổi ở cấp 4 số (CTH – nguyên vật liệu không có xuất xứ phải thuộc Nhóm HS khác với Nhóm HS của thành phẩm)
  • Hàng hó a hóa có quy tắc xuất xứ cụ thể: một số hàng hóa không áp dụng tiêu chí xuất xứ chung mà quy tắc xuất xứ cụ thể áp dụng.

(i) Cam kết cắt giảm thuế quan của Việt Nam

Việt Nam cam kết xoá bỏ thuế quan đối với 87,8% số dòng thuế (chiếm 91,22% kim ngạch nhập khẩu từ Chi Lê năm 2007). Trong vòng 15 năm, dự kiến lộ trình cuối cùng vào 2029, số dòng thuế không cam kết của Việt Nam hoặc chỉ cam kết cắt giảm một phần chiếm 12,2%, tập trung vào một số lĩnh vực nhậy cảm như nông nghiệp, xăng dầu…

Đến năm 2023, Việt Nam cam kết xóa bỏ thêm 1163 dòng thuế so với thời điểm ban đầu, nâng tổng số dòng thuế có thuế suấ 0% lên 3860 dòng, tương đương 42,42% toàn biểu. Tốc độ cam kết xóa bỏ thuế quan trong Hiệp định VCFTA sẽ được đẩy mạnh trong 5 năm cuối của Hiệp định đạt mức cam kết tối đa 87,8% vào năm 2028. Nhóm hàng Việt Nam cam kết xóa bỏ thuế quan là hóa chất, gỗ, nguyên liệu dệt may, máy móc, thịt gà, cam, quýt, rượu vang, thủy sản, bia, thép xây dựng…

(ii) Cam kết cắt giảm thuế của Chi lê

Chi-Lê có mức độ mở cửa lớn hơn đối với hàng hóa của Việt Nam. Theo đó, 83,54% tổng số dòng thuế sẽ được xóa bỏ ngay khi Hiệp định có hiệu lực, chiếm 81,8% kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang Chi-Lê năm 2007. Một số mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam sẽ được cắt giảm thuế ngay và nhanh từ mức 6% hiện tại là dệt may, thủy sản, cà phê, chè, máy tính và linh kiện.

Đến 2029, Chi-Lê sẽ xóa bỏ hầu hết các dòng hàng từ Việt Nam, chiếm 99,62% biểu thuế và tương đương với 100% kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang Chi-Lê năm 2007.