Phản hồi
Bạn đã tìm thấy những gì bạn đang tìm kiếm chưa?
Chúng tôi có thể hỏi bạn thêm một số câu hỏi để giúp cải thiện VNTR không?
Cam kết của EAEU
Cam kết mở cửa thị trường hàng hóa (qua loại bỏ thuế quan) của EAEU cho Việt Nam có thể chia thành các nhóm sau:
Cam kết của Việt Nam
Cam kết mở cửa thị trường hàng hóa của Việt Nam cho EAEU chia làm 4 nhóm:
Để được hưởng ưu đãi thuế quan theo Hiệp định này, hàng hóa phải đáp ứng được các quy tắc xuất xứ của Hiệp định.
Cụ thể, hàng hóa sẽ được coi là có xuất xứ tại một Bên (Việt Nam hoặc EAEU) nếu:
Nói chung, Quy tắc xuất xứ cụ thể mặt hàng trong FTA Việt Nam – EAEU khá đơn giản, thông thường hàng hóa chỉ cần có hàm lượng giá trị gia tăng – VAC ≥ 40% (một số có yêu cầu VAC ≥ 50-60%) hoặc có sự chuyển đổi mã HS ở cấp độ 2, 4, 6 số là được hưởng ưu đãi thuế quan.
* Chú ý, VAC được tính theo công thức: (Trị giá FOB – Trị giá nguyên vật liệu không có xuất xứ)/ Trị giá FOB x 100%.
Ngoài ra, Hiệp định có quy định về Tỷ lệ không đáng kể (De Minimis) cho phép hàng hóa không đáp ứng được yêu cầu về chuyển đổi mã HS vẫn được hưởng ưu đãi thuế quan nếu có hàm lượng nguyên liệu không có xuất xứ không vượt quá 10% giá FOB của hàng hóa
Chứng nhận xuất xứ
Về thủ tục cấp chứng nhận xuất xứ ưu đãi (C/O), trong khi một số FTA thế hệ mới như CPTPP, FTA Việt Nam – EU hướng tới việc áp dụng cơ chế doanh nghiệp tự chứng nhận xuất xứ, thì FTA Việt Nam – EAEU vẫn áp dụng quy trình cấp chứng nhận xuất xứ thông qua một cơ quan có thẩm quyền do nhà nước quy định như trong các FTA ký trước đây mà Việt Nam đang thực hiện. Mẫu C/O được đính kèm theo văn bản Hiệp định.
Theo Hiệp định này, Việt Nam và EAEU đã cam kết sẽ nỗ lực để áp dụng Hệ thống xác minh và chứng nhận xuất xứ điện tử (EOCVS) trong vòng tối đa 2 năm kể từ ngày Hiệp định có hiệu lực nhằm xây dựng cơ sở dữ liệu mạng ghi lại thông tin của tất cả Giấy chứng nhận xuất xứ được cấp bởi cơ quan được ủy quyền, và cơ quan hải quan nước nhập khẩu có thể truy cập và kiểm tra tính hiệu lực và nội dung của bất kỳ Giấy chứng nhận xuất xứ đã được cấp nào.
Trong FTA giữa Việt Nam và khối EAEU, Chương về Dịch vụ, Đầu tư và Di chuyển thể nhân chỉ áp dụng giữa Việt Nam và Nga mà không áp dụng với các nước khác trong khối EAEU.
Trong đó, các cam kết về mở cửa thị trường dịch vụ đối với các Phương thức 1 (Cung cấp qua biên giới), Phương thức 2 (Tiêu dùng ở nước ngoài) và Phương thức 4 (Di chuyển thể nhân) được thực hiện theo phương pháp “Chọn – Cho” giống WTO.
Riêng Phương thức 3 (Hiện diện thể nhân) được thực hiện theo phương pháp “Chọn – Bỏ” giống một số FTA mới của Việt Nam như CPTPP. Khác với phương pháp “Chọn – Cho”, phương pháp “Chọn – Bỏ” mỗi nước thành viên sẽ mở cửa theo cách liệt kê ra một Danh mục các lĩnh vực dịch vụ được nêu cụ thể mà nước thành viên chưa muốn mở, hoặc mở cho đối tác ở mức nhất định, và nước này chỉ phải mở tối thiểu như mức đã cam kết. Đối với các lĩnh vực nằm ngoài Danh mục này, nước đó sẽ buộc phải mở toàn bộ, không có bất kỳ hạn chế gì cho đối tác.
Mức độ mở cửa thị trường dịch vụ của Việt Nam trong VN – EAEU FTA không cao hơn nhiều so với WTO.
Các nội dung cam kết khác của Hiệp định về Sở hữu trí tuệ, Cạnh tranh, Phát triển bền vững... chủ yếu mang tính hợp tác và không vượt quá những cam kết của Việt Nam trong WTO và tại các FTA đã ký hoặc đang đàm phán.
Bộ Công Thương
Vụ Chính sách Thương mại Đa biên
Điện thoại
Fax
Miễn trừ trách nhiệm: Tất cả thông tin trên trang web này chỉ nhằm mục đích tham khảo và không thay thế cho các tư vấn về mặt pháp lý. Người dùng hoàn toàn chịu trách nhiệm pháp lý cho các thông tin mà mình sử dụng. Người dùng được khuyến cáo trước khi sử dụng nguồn thông tin lấy từ trang web cần tham khảo ý kiến tư vấn chuyên môn từ các cơ quan liên quan.
Trang web được xây dựng theo Nguyên tắc về Nội dung Web Tiếp cận WCAG 2.0
Bộ Công Thương Việt Nam. Đã đăng kí bản quyền.
Bạn đã tìm thấy những gì bạn đang tìm kiếm chưa?
Chúng tôi có thể hỏi bạn thêm một số câu hỏi để giúp cải thiện VNTR không?
0 của 12 Đã trả lời