Underline menu menu close

HIỆP ĐỊNH THƯƠNG MẠI TỰ DO ASEAN - TRUNG QUỐC (ACFTA)

Việt Nam cam kết cắt giảm thuế quan trong ACFTA

  • Việt Nam cam kết xóa bỏ thuế quan của 90% số dòng thuế trong vòng 10 năm, linh hoạt đến lộ trình cuối cùng vào năm 2018. Số dòng thuế còn lại Việt Nam cam kết cắt giảm về từ 5% đến 50% vào cuối lộ trình là năm 2020.
  • Từ 1/1/2015, Việt Nam cắt giảm thêm 3691 dòng thuế xuống 0% so với năm 2014 (nâng số dòng thuế cắt giảm về 0% là 7983 dòng, chiếm 84,11% tổng biểu), tập trung vào các nhóm mặt hàng: chất dẻo & chất dẻo nguyên liệu, đồ nội thất & các sản phẩm từ gỗ, máy móc thiết bị, linh kiện phụ tùng, máy vi tính và các sản phẩm linh kiện điện tử, vải may mặc, nguyên phụ liệu dệt may, da giầy, sản phẩm dệt may, và 1 số sản phẩm sắt thép. Thuế suất 2016, 2017 giữ nguyên so với năm 2015.
  • Từ 1/1/2018, có thêm 588 dòng thuế cắt giảm xuống 0% nâng số dòng thuế cắt giảm về 0% lên 8571 dòng, chiếm 90,3% tổng biểu, gồm một số mặt hàng chế phẩm từ thịt, chế phẩm từ rau quả, ngũ cốc, động cơ điện, hàng gia dụng, hóa chất, linh kiện phụ tùng ô tô, vật liệu xây dựng, nhựa, cao su, giấy…
  • Đến năm 2020, có khoảng 475 dòng thuế nhạy cảm được cắt giảm xuống 5% gồm các sản phẩm sắt thép, cáp điện, sản phẩm điện gia dụng; các sản phẩm cao su, gốm sứ, giấy, xi măng, nhựa và các sản phẩm công nghiệp khác; các chế phẩm nông nghiệp đã qua chế biến; một số dòng xe tải và xe chuyên dụng ...
  • Những dòng duy trì thuế suất cao hoặc không cam kết cắt giảm thuế quan gồm 456 dòng thuế, gồm: trứng gia cầm, đường, thuốc lá, động cơ, phương tiện vận tải (ô tô, xe máy trừ xe tải 6-10 tấn), xăng dầu, sắt thép, vật liệu xây dựng, một số mặt hàng liên quan đến an ninh quốc phòng.

Trung Quốc cam kết cắt giảm thuế quan dành cho Việt Nam

  • Trung Quốc cam kết xóa bỏ thuế quan đối với 95% số dòng thuế vào năm 2011. Số dòng thuế nhạy cảm còn lại, Trung Quốc cam kết cắt giảm về 5% đến 50% vào cuối lộ trình là năm 2018.
  • Đến năm 2015, Trung Quốc có 7845 dòng thuế cắt giảm về 0%, chiếm tỷ lệ 95,35% tổng số dòng thuế và chiếm 91,59% tổng kim ngạch nhập khẩu từ Việt Nam. Thuế suất trung bình của biểu thuế Trung Quốc dành cho ASEAN giai đoạn 2015-2017 là 0,73%/năm và năm 2018 là 0,56%/năm.
  • Một số mặt hàng Trung Quốc còn duy trì thuế suất gồm ngũ cốc và các sản phẩm từ ngũ cốc; cà phê, chè, gia vị; xăng dầu; phân bón các loại; nhựa nguyên liệu; vải may mặc; nguyên liệu dệt may, da giày; động cơ, máy móc thiết bị; ô tô, động cơ, bộ phận phụ tùng của ô tô; đồ nội thất...

  • Quy tắc xuất xứ hàng hóa: Hàng hóa được coi là có xuất xứ nếu được sản xuất chỉ từ nguyên liệu có xuất xứ; ngoài tiêu chí "Hàm lượng giá trị khu vực" (RVC), quy tắc chung áp dụng thêm tiêu chí xuất xứ chuyển đổi mã số hàng hóa ở cấp độ 4 số (CTH); quy định về De Minimis (tỷ lệ nguyên liệu không đáp ứng tiêu chí chuyển đổi mã số hàng hóa-PV); nguyên liệu giống nhau và có thể thay thế được cho nhau.
  • Đối với Quy trình chứng nhận và kiểm tra xuất xứ hàng hóa: Về thời hạn trả lời, kiểm tra xác minh xuất xứ hàng hóa, trường hợp cơ quan, tổ chức cấp C/O của nước xuất khẩu không trả lời trong thời hạn 90 ngày sau ngày nhận được thư đề nghị xác minh của cơ quan hải quan nước nhập khẩu, cơ quan, tổ chức cấp C/O của nước xuất khẩu có thể gửi văn bản đề nghị gia hạn thêm 90 ngày.
  • Đối với Quy tắc cụ thể mặt hàng (PSR): Ngoài quy tắc xuất xứ chung, PSR được xây dựng trên Phiên bản HS năm 2017, bổ sung tiêu chí xuất xứ hàng hóa đối với nhiều dòng hàng.

Các nước ASEAN và Trung Quốc hiện chưa kết thúc đàm phán về dịch vụ trong khuôn khổ ACFTA. Hiện các nước tham gia đang đàm phán gói 2 về dịch vụ. Cam kết của Việt Nam trong gói 1 tương đương với cam kết WTO.