Underline menu menu close

HIỆP ĐỊNH ĐỐI TÁC KINH TẾ TOÀN DIỆN KHU VỰC (RCEP) (RCEP)

Các quốc gia thành viên tham gia ký kết sẽ dành một khoảng thời gian, dự kiến là 18 tháng để thông qua Hiệp định. Tại Việt Nam, Hiệp định RCEP đang trong giai đoạn trình Chính phủ phê chuẩn, cũng như xây dựng kế hoạch chi tiết để triển khai. Dự kiến tiến trình sẽ hoàn thành vào cuối năm 2021 hoặc đầu năm 2022.

Cam kết về thuế quan

  • Theo cam kết của Việt Nam tại Hiệp định, Việt Nam có 06 biểu lộ trình cam kết thuế quan đối với 06 nước/nhóm nước, bao gồm ASEAN, Nhật Bản, Australia, New Zealand, Trung Quốc và Hàn Quốc.
  • Hiện tại, các Hiệp định thương mại tự do ASEAN Cộng hiện hành (mà Việt Nam là thành viên) đã và đang đưa ra những ưu đãi về tự do hóa thuế quan ở mức tương đối cao. Hiệp định RCEP được xây dựng dựa trên các cam kết cắt giảm thuế quan đã có và sẽ xóa bỏ khoảng 90% thuế nhập khẩu trong vòng 20 năm kể từ khi Hiệp định có hiệu lực.
  • Lộ trình cam kết về thuế quan của Việt Nam cũng như của các nước trong Hiệp định RCEP có thời hạn dài nhất là 25 năm.

Quy tắc xuất xứ và Cơ chế Tự chứng nhận xuất xứ hàng hóa

  • Hiệp định RCEP đưa ra các quy định về hài hòa và đơn giản hóa Quy tắc xuất xứ hàng hóa. Những quy tắc này bao gồm quy định cho phép cộng gộp nguyên liệu có xuất xứ, của bất kỳ nước thành viên nào trong Hiệp định RCEP để tiếp tục tính vào nguyên liệu có xuất xứ của thành phẩm cuối cùng, và được hưởng thuế suất ưu đãi đặc biệt RCEP khi lưu thông giữa các quốc gia thành viên của Hiệp định.
  • Ngoài ra, cơ chế tự chứng nhận xuất xứ sẽ được Việt Nam và hầu hết các nước thành viên (trừ Lào, Cam-pu-chia và My-an-ma) áp dụng sau không quá 10 năm kể từ ngày Hiệp định có hiệu lực.

Tạo thuận lợi thương mại

Hiệp định RCEP cũng bao gồm các cam kết về tạo thuận lợi thương mại và thực hiện thủ tục hải quan, tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật, cụ thể:

  • Minh bạch và đơn giản hóa thủ tục hải quan: Công bố thông tin kịp thời trên mạng Internet; Đo và công bố kết quả của thời gian giải phóng hàng;
  • Áp dụng công nghệ thông tin để hỗ trợ hoạt động hải quan dựa trên tiêu chuẩn được quốc tế chấp nhận để thông quan và giải phóng hàng nhanh chóng;
  • Tạo thuận lợi thương mại cho “Doanh nghiệp ưu tiên” và cho phép đàm phán công nhận lẫn nhau về các chương trình “Doanh nghiệp ưu tiên”;
  • Quy định về khiếu nại và kháng nghị cho phép bất cứ cá nhân nào được cơ quan Hải quan ban hành quyết định hành chính, trong lãnh thổ của mình, có quyền khiếu nại và kháng nghị theo nguyên tắc không phân biệt đối xử.