Câu hỏi và trả lời

    • Cơ sở dữ liệu thương mại là một website nơi các quy tắc và quy định liên quan đến thương mại xuyên biên giới về Hàng hóa được cung cấp miễn phí cho mọi đối tượng. Mục tiêu của Cơ sở dữ liệu thương mại là cung cấp tất cả thông tin mà các công ty hoặc thương nhân cần để thực hiện các hoạt động thương mại trong và ngoài nước.

      Cơ sở dữ liệu Thương mại Quốc gia Việt Nam (VNTR) cung cấp các quy tắc và quy định về thương mại hàng hóa xuyên biên giới theo luật pháp của Chính phủ Việt Nam.  

    • VNTR do Bộ Công Thương (MoIT) của Chính phủ Việt Nam quản lý. Người sử dụng có thể liên hệ với cơ quan quản lý qua email hoặc trực tiếp gửi câu hỏi thông qua website này. Thông tin liên hệ của Bộ Công Thương có trong phần Liên hệ & Nguồn tư liệu hiển thị ở cuối mỗi trang của website này.

    • Có. Việc khai báo và thông quan Hàng hóa phải chịu sự kiểm soát và thủ tục của Hải quan. Như vậy, các quy tắc, quy định và thủ tục thông quan hải quan là phần nội dung quan trọng của website VNTR. Quý vị sẽ có thể tìm thấy hầu hết các Quy tắc và Quy định Hải quan liên quan đến việc thông quan Hàng hóa bằng cách sử dụng chức năng tìm kiếm. Website này đồng thời cung cấp thông tin về Quy tắc xuất xứ, giúp bạn tìm hiểu xem hàng hóa của mình có đủ điều kiện để được hưởng nhiều loại thuế ưu đãi khác nhau khi nhập khẩu vào Việt Nam hay không. VNTR cũng cung cấp các liên kết đến trang web của Tổng cục Hải quan Việt Nam để bạn tìm hiểu các hướng dẫn chi tiết hơn.

    • Thông quan là quy trình và thủ tục chính thức mà các doanh nghiệp phải tuân thủ để thông quan hợp pháp hàng hóa xuất nhập khẩu vào Việt Nam. Để xuất nhập khẩu hàng hóa, doanh nghiệp phải nộp một bộ hồ sơ đầy đủ, đúng quy định cho Tổng cục Hải quan Việt Nam. Đây được gọi là Tờ khai hải quan. Có các mẫu Tờ khai khác nhau áp dụng cho các loại hàng hóa xuất nhập khẩu khác nhau và các mẫu sử dụng cho các loại hình xuất nhập khẩu cụ thể. Bạn có thể tham khảo ý kiến của VNTR hoặc Tổng cục Hải quan Việt Nam để biết thêm chi tiết. VNTR có thể giúp bạn trong quá trình thông quan bằng cách tư vấn các quy tắc và quy định mà bạn phải tuân thủ cũng như những giấy phép, giấy chứng nhận và / hoặc các giấy tờ khác mà bạn sẽ phải chuẩn bị trước, trong và sau quá trình nhập hay xuất khẩu.

    • Có nhiều loại Chế độ hải quan áp dụng đối với hàng hóa quá cảnh và nhập cảnh vào Việt Nam. Trong mọi trường hợp, các loại hàng hóa đều được yêu cầu bắt buộc phải có giấy phép, giấy chứng nhận để đáp ứng yêu cầu của cơ quan Hải quan và các cơ quan chức năng khác, ví dụ như: i) giấy chứng nhận đảm bảo hàng hóa không bị dịch bệnh và sâu bệnh; ii) giấy chứng nhận đủ điều kiện hưởng thuế quan hoặc thuế quan ưu đãi; hoặc iii) giấy chứng nhận là sản phẩm chính hãng, v.v.

      Sau đây là một số chế độ hải quan áp dụng cho hàng hóa và dịch vụ xuất, nhập khẩu và quá cảnh được qui định bởi Tổng cục Hải quan Việt Nam:

      • Nhập khẩu tiêu thụ nội địa: nhập khẩu thông thường để thương nhân sử dụng hoặc bán.
      • Kho ngoại quan: là khu vực kho bãi được lập trên lãnh thổ Việt Nam, ngăn cách khu vực xung quanh để tạm lưu giữ, bảo quản hoặc thực hiện một số dịch vụ với hàng hóa từ nước ngoài hoặc từ trong nước đưa vàc theo hợp đồng thuê kho ngoại quan dưới sự kiểm tra, giám sát của hải quan.
      • Quá cảnh hàng hóa: là việc vận chuyển hàng hóa thuộc sở hữu của tổ chức, cá nhân nước ngoài qua lãnh thổ Việt Nam, kể cả việc trung chuyển, chuyển tải, lưu kho, chia tách lô hàng, thay đổi phương thức vận tải hoặc các công việc khác được thực hiện trong thời gian quá cảnh.
      • Sử dụng trong đặc khu kinh tế: hàng hóa được nhập khẩu theo chế độ đặc biệt, được sử dụng trong một quy trình sản xuất và sau đó sản phẩm được tái xuất.
      • Xuất khẩu.
      • Nhập cảnh theo một hiệp định thương mại tự do.

      Trên đây là một số chế độ nhập khẩu và quá cảnh hải quan. Bạn có thể tham khảo thêm trên trang web của Tổng cục Hải quan Việt Nam để biết thêm chi tiết.

    • Bạn sẽ thông quan hàng hóa của mình (tức là nộp Tờ khai) tại cơ quan Hải quan gần nhất với Cảng nhập, bao gồm Sân bay và các trung tâm chuyển phát Thư/Kiện hàng/Chuyển phát nhanh tại các địa điểm đó.  

    • Các loại hình khai báo hàng hóa khác nhau yêu cầu các loại giấy tờ khác nhau, nhưng một số loại giấy tờ có tính chất bắt buộc đối với tất cả các hình thức xuất, nhập khẩu, quá cảnh. Danh sách dưới đây được chia thành giấy tờ bắt buộc và giấy tờ có thể được yêu cầu tùy thuộc vào các trường hợp cụ thể.

      Giấy tờ bắt buộc:

      • Tờ khai hải quan.
      • Vận đơn: Vận đơn bao gồm Vận đơn phụ cho hoạt động vận chuyển; và Vận đơn hàng không, Vận đơn chủ và Vận đơn của người giao nhận sử dụng cho vận tải hàng không. Các kiện hàng chuyển phát có thể yêu cầu Vận đơn, là một phần của Vận đơn chủ hoặc Vận đơn của người giao nhận hoặc Vận đơn chuyển phát, tùy thuộc vào cách thức các kiện hàng được gom.
      • Hóa đơn và hóa đơn phụ nếu có.
      • Thỏa thuận và thông báo thanh toán.
      • Bản lược khai hàng hoá (áp dụng cho tất cả các phương thức vận tải).

      Các loại giấy tờ khác có thể được yêu cầu tùy theo trường hợp bao gồm, nhưng không giới hạn ở:

      • Hóa đơn chiếu lệ.
      • Biên bản giám định hàng hóa.
      • Giấy chứng nhận xuất xứ.
      • Giấy phép, chứng nhận chấp thuận và các giấy chứng nhận khác (ví dụ: chứng nhận phù hợp với tiêu chuẩn, chất lượng), Tờ khai hạn ngạch và Hồ sơ quản lý hạn ngạch.
      • Bản lược khai hàng hóa.
      • Giấy chứng nhận phòng thí nghiệm và thử nghiệm.
      • Mô tả kiện và các yêu cầu về bảo quản và đóng gói, đặc biệt đối với hàng hóa nguy hiểm.
      • Tờ khai hàng hóa nguy hiểm.
      • Giấy chứng nhận người dùng cuối.
      • Phiếu báo thanh toán và bản kê thông tin ngân hàng.
    • VNTR có một danh sách các yêu cầu LCP hiện hành và thông tin liên hệ cho tất cả các cơ quan chính phủ và cơ quan khác chịu trách nhiệm quản lý LCP. Nhóm giấy tờ LCP được gọi là Các biện pháp phi thuế quan (NTM), có nghĩa là các quy tắc, quy định và các yêu cầu pháp lý khác bắt buộc phải tuân thủ trước khi hàng hóa xuất cảnh hoặc nhập cảnh vào Việt Nam. Các biện pháp phi thuế quan thường được áp dụng cho các lĩnh vực: i) dược phẩm và thuốc nhằm đảm bảo hàng hóa an toàn, phù hợp với mục đích sử dụngđược cung cấp hợp pháp; ii) tiêu chuẩn thực phẩm và các quy tắc và quy định về an toàn thực phẩm; iii) các yêu cầu về chứng nhận xuất xứ đối với hàng hóa nhập khẩu theo các chương trình nhập khẩu đặc biệt hoặc các Hiệp định thương mại tự do (FTA); iv) hàng hóa tuân theo các công ước quốc tế, chẳng hạn như buôn bán các loài được bảo vệ (CITES); và v) nhập khẩu, xuất khẩu và thải bỏ các chất nguy hiểm và độc hại (theo Công ước Basel), và một số loại hàng khác.

      VNTR liệt kê tất cả các biện pháp phi thuế quan bắt buộc đối với các hoạt động thương mại hàng hóa xuyên biên giới với Việt Nam và bạn có thể tìm thấy các NTMs này trong phần “Biện pháp”. Ngoài ra, bạn có thể tra cứu trên trang web của VNTR theo mã hàng hóa (được gọi là Mã HS). Tất cả hàng hóa trên thế giới đều được phân loại theo hệ thống ‘Mã HS’ này và được sử dụng để xác định các loại thuế, biểu thuế và chế độ phân loại, nhãn mác & bao bì (LCP), v.v., được yêu cầu hoặc phải đáp ứng. Bạn có thể xem Bảng chú giải thuật ngữ trên Cơ sở dữ liệu để biết thêm thông tin về các NTMs và hệ thống Mã HS.

    • Điều này phụ thuộc vào một số quy tắc. Hai quy tắc quan trọng nhất là: “Hàng hóa của tôi được định giá như thế nào?” và “Đâu là Quốc gia xuất xứ thực sự của hàng hóa?”. 

      Hầu hết hàng hóa được định giá theo giá thanh toán cho hàng hóa, cộng với cước phí và bảo hiểm (CIF), còn xuất xứ của hàng hóa thì nằm ngay trong tờ khai (và được hỗ trợ bởi bất kỳ giấy tờ nào được yêu cầu để xác nhận một quốc gia xuất xứ cụ thể nếu điều này cũng cần thiết).

      Mã HS cho hàng hóa sau đó sẽ được tham khảo và mã này sẽ quyết định mức thuế suất đối với hàng hóa đó. Đây là phương thức phổ biến nhất để định giá hàng hóa và xác lập quốc gia xuất xứ để xác định chế độ thuế và/hoặc thuế suất. Nếu cho rằng giá thanh toán (CIF) không phản ánh đúng giá trị thực hoặc xuất xứ của hàng hóa, cơ quan Hải quan có thể áp dụng các phương pháp xác định giá trị khác cho đến khi có được phương pháp xác định giá trị mô tả công bằng hơn giá trị của hàng hóa. Cơ quan Hải quan có sáu cấp độ định giá WCO chính thức được áp dụng tuần tự, nhưng như đã nói ở trên, định giá CIF cho đến nay là phương thức phổ biến nhất và luôn được áp dụng đầu tiên. Một số yếu tố cũng được áp dụng để định giá là bất kỳ yêu cầu hoặc quy tắc đặc biệt nào phải tuân thủ theo hiệp định FTA và các hiệp định tương tự đối với một xuất xứ cụ thể được yêu cầu.

      Định giá là một chủ đề phức tạp và mặc dù giá trị giả định phục vụ mục đích xác định chế độ thuế và/hoặc thuế suất hải quan được cung cấp thông qua VNTR, nhưng sự phức tạp của từng trường hợp cụ thể có nghĩa là, trong trường hợp nghi ngờ hoặc trong các trường hợp phức tạp, bạn được khuyến cáo tham khảo ý kiến tư vấn pháp lý chính thức, và/hoặc tham khảo ý kiến Tổng cục Hải quan Việt Nam trước khi có quyết định chính thức. Một số yếu tố khác ảnh hưởng đến giá trị và xuất xứ bao gồm:

      • Hàng hóa được chế tạo, sản xuất, có được hoặc thu được bằng cách nào và ở đâu.
      • Liệu ‘các yếu tố tương trợ’ có được sử dụng trong sản xuất hoặc chế biến hàng hóa hay không. Các yếu tố tương trợ bao gồm việc sử dụng thuốc nhuộm, chẳng hạn, để sản xuất đồ nhựa hoặc kim loại mà bản thân nó không được sử dụng trong quy trình sản xuất này (nhưng cực kỳ có giá trị), tiền bản quyền và phí sở hữu trí tuệ, việc sử dụng các loại hóa chất, enzym và chất phản ứng cụ thể mà có thể được hoặc không được sử dụng trong một quy trình, các khoản miễn giảm phí tài chính, các khoản phí hoặc giảm phí theo thỏa thuận phân phối mà thường không dành cho các bên khác, v.v.
      • Bất kỳ yêu cầu nào về chế độ thuế hoặc thuế suất ưu đãi theo Hiệp định thương mại tự do. Yêu cầu này phải được hỗ trợ bởi bằng chứng về lý do tại sao hàng hóa đủ tiêu chuẩn. Lý do phổ biến nhất để được ưu đãi về chế độ thuế hoặc thuế suất là xuất xứ của hàng hóa, nơi nước xuất xứ có hiệp định thương mại với Việt Nam, chẳng hạn như với các thành viên khác của ASEAN.
      • Hạn ngạch và Giấy phép: đối với một số hàng hóa, dù là hàng hóa nhập khẩu hay xuất khẩu, số lượng trên hoặc dưới một mức nhất định sẽ phải chịu thuế suất thấp hơn hoặc cao hơn.
      • Hàng hóa sẽ được sử dụng hoặc bảo quản như thế nào: Điều này thường xảy ra khi hàng hóa được nhập khẩu để sản xuất gia công và sau đó xuất khẩu, thường thông qua một đặc khu kinh tế nằm trong lãnh thổ Việt Nam.

      Trên đây chỉ là một số điều kiện cần được xem xét khi đưa ra quyết định về chế độ thuế và thuế suất có thể áp dụng cho hàng hóa của quý vị.

    • Có. VNTR liệt kê tất cả các loại chế độ thuế và thuế suất phải nộp đối với hàng hóa tại Việt Nam. Quý vị có thể xác định các chế độ thuế và thuế suất giả định của mình bằng cách tra cứu trên VNTR theo Mã HS, tên hàng hóa (xác định theo Mã HS) hoặc bằng cách tìm kiếm phần Biện pháp và Quy tắc xuất xứ của VNTR. Nếu một sản phẩm có chế độ thuế và thuế suất ưu đãi hoặc phạt (ví dụ: Thuế bán phá giá hoặc Thuế đối kháng), thì điều này cũng được hiển thị. VNTR có liệt kê biểu thuế xuất khẩu và thuế tiêu thụ đặc biệt.

    • Nhà nhập khẩu cần có Giấy chứng nhận xuất xứ (C/O) để chứng minh rằng hàng hóa đủ điều kiện được hưởng ưu đãi thuế quan theo một số Hiệp định Thương mại tự do nhất định. Người dùng có thể xem Quy tắc xuất xứ áp dụng cho từng mặt hàng bằng cách tra cứu theo tên hàng hóa cụ thể hoặc Mã HS. Hướng dẫn chi tiết về cách xin Giấy chứng nhận xuất xứ được cung cấp trên website của VNTR.

    • Có. VNTR liệt kê tất cả các NTM có thể áp dụng cho hàng hóa của quý vị. Quý vị có thể tìm kiếm các biện pháp phi thuế quan bằng cách tìm kiếm phần Biện pháp hoặc Mã HS của VNTR.

    • Có. VNTR liệt kê các loại hình thương mại dịch vụ theo Hiệp định chung về Thương mại Dịch vụ (GATS) và một số Hiệp định thương mại tự do. Trong phần Thương mại dịch vụ của VNTR, quý vị có thể xác định lĩnh vực dịch vụ hoặc đầu tư của mình thuộc lĩnh vực dịch vụ được quốc tế xác định nào và tìm kiếm các biểu cam kết dịch vụ của Việt Nam theo các Hiệp định thương mại tự do khác nhau.  

    • Mặc dù tất cả hàng hóa có thể phải chịu thuế, ở thời điểm hiện tại hoặc trong tương lai, song vẫn có các trường hợp miễn trừ chung đối với hàng hóa được nhập khẩu trong những trường hợp cụ thể. Miễn trừ các chế độ thuế và thuế suất thông thường được áp dụng trong những trường hợp cụ thể và bất kỳ yêu cầu nào liên quan đến việc miễn trừ cũng cần được cơ quan chức năng có thẩm quyền phê duyệt hoặc làm rõ. VNTR không liệt kê tất cả các trường hợp này, vì chúng rất cụ thể và khác nhau theo từng trường hợp. Miễn thuế có thể áp dụng cho hàng hóa của quý vị trong các trường hợp sau:

      • Nhập khẩu hàng hóa cứu trợ nhân đạo và/hoặc cứu trợ thiên tai;
      • Nhập tiền tệ/giấy bạc ngân hàng;
      • Hàng hóa nhập khẩu với mục đích ngoại giao theo diện miễn trừ ngoại giao;
      • Hành lý cá nhân hoặc hàng hóa đi cùng hành khách theo hạn mức qui định.
    • VNTR liệt kê các hàng hóa bị cấm nhập cảnh vào Việt Nam trong mục “Biện pháp”. Hàng bị cấm không có thủ tục hải quan nhập khẩu tương ứng vì ngay từ đầu chúng không được phép nhập cảnh vào Việt Nam. Những hàng hóa đó cũng không phải tuân theo các yêu cầu và quy tắc CLP hoặc ROO vì chúng bị cấm. Thông thường, hàng hóa bị cấm bao gồm: i) một số loại hàng hóa và hóa chất độc hại; ii) một số loại sản phẩm và chất thải phóng xạ; iii) một số loại hình văn hóa phẩm có nội dung khiêu dâm; và iv) các loài động vật và thực vật nằm trong diện được bảo vệ, v.v.

      Quý vị có thể kiểm tra xem hàng hóa có bị cấm nhập khẩu hay không bằng cách kiểm tra trong phần “Biện pháp”. Trong hầu hết các trường hợp, hàng hóa thuộc diện cấm nhập khẩu cũng bị cấm quá cảnh (tức là hàng hóa không được qua, vào lãnh thổ Việt Nam).

      Ngoài hàng bị cấm nhập khẩu, một số hàng cũng bị cấm xuất khẩu. Chúng bao gồm, nhưng không giới hạn ở: i) các hiện vật khảo cổ hoặc lịch sử quan trọng và các vật phẩm văn hóa khác; ii) một số loại hàng hóa tự nhiên, động vật và thực vật, v.v.; và iii) các vật phẩm được coi là mang tính biểu tượng, có ý nghĩa tôn giáo hoặc rất hiếm hoặc nằm trong diện được bảo vệ. Ví dụ quốc tế điển hình là các thiên thạch tự nhiên có kích thước lớn hơn một mức nhất định và các loài được bảo vệ theo CITES.

    • Không, môi giới hải quan hoặc đại lý hải quan không bắt buộc ở Việt Nam. Tuy nhiên, việc sử dụng môi giới hải quan phải đảm bảo rằng tất cả các yêu cầu quy định được thực hiện đúng cách và nhờ đó có thể tránh được sự chậm trễ không cần thiết. Đơn vị môi giới hải quan và nhân viên của mình thực hiện mọi quyền và nghĩa vụ của người khai hải quan theo quy định của Luật Hải quan Việt Nam.

    • Không. VNTR cung cấp thông tin về thương mại hàng hóa, dịch vụkhông cung cấp thông tin về các yêu cầu liên quan đến nhập cư và du lịch. VNTR chỉ liệt kê các quy tắc, quy định và yêu cầu ảnh hưởng đến du khách nếu họ mang theo một số lượng hàng hóa thương mại, hoặc trong các cam kết về việc di chuyển qua biên giới của các thể nhân liên quan đến Thương mại Dịch vụ và / hoặc Đầu tư.

    • VNTR cung cấp thông tin về các Hiệp định Thương mại tự do hiện hành của Việt Nam. Trong VNTR, quý vị sẽ tìm hiểu được các thông tin liên quan đến: i) tất cả các Chế độ thuế và Biểu thuế của các FTA của Việt Nam; ii) bản sao toàn văn của mỗi Hiệp định; và iii) tất cả các Nghĩa vụ và Yêu cầu liên quan đến Quy tắc xuất xứ và Thương mại dịch vụ kèm theo. Quý vị có thể xem nội dung các Hiệp định trong phần Hiệp định: http://www.vietnamtradeinfo.com/vi/fta/3/0.

    • Sổ tạm quản (ATA Carnet) là một tài liệu hải quan quốc tế cho phép nhập khẩu tạm thời các hàng mẫu thương mại, thiết bị chuyên nghiệp hoặc hàng hóa cho một cuộc triển lãm. Nó có giá trị trong một năm và cho phép di chuyển hàng hóa được nêu trên Sổ tạm quản không giới hạn số lần trong suốt 12 tháng đến bất kỳ điểm đến nào được áp dụng.

    • Incoterms (viết tắt của International Commercial Terms - Bộ quy tắc Thương mại Quốc tế) là 11 quy tắc quốc tế do Phòng Thương mại Quốc tế (ICC) lập ra và được các chính phủ, cơ quan pháp luật và đối tượng thực hành trên toàn thế giới chấp nhận như một điều khoản hợp đồng tiêu chuẩn được sử dụng trong các hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế. Incoterms xác định trách nhiệm và nghĩa vụ của người bán và người mua trong giao dịch quốc tế liên quan đến việc cung cấp bảo hiểm, vận chuyển và điểm chuyển giao rủi ro. Để biết thêm thông tin về các điều khoản của Incoterms, quí vị vui lòng truy cập trang web: https://iccwbo.org/resources-for-business/incoterms-rules/incoterms-2020/.

    • Thương mại hàng hoá bao gồm các hoạt động thương mại mua bán hàng hoá chung và hàng hóa sử dụng cho các công đoạn gia công chế biến. Các sản phẩm sản xuất và hàng hóa sơ cấp đều là hàng hóa đã được phân loại.

    • Dịch vụ phân khúc năng động nhất của thương mại quốc tế. Ngoài tầm quan trọng theo phân khúc riêng của mình, lĩnh vực dịch vụ cung cấp các yếu tố đầu vào quan trọng cho quá trình sản xuất và thương mại của tất cả các sản phẩm, đóng vai trò quan trọng trong chuỗi giá trị toàn cầu và phát triển kinh tế. Hiệp định chung về Thương mại Dịch vụ (GATS) của WTO cung cấp các quy tắccơ sở pháp lý cho thương mại dịch vụ quốc tế, cho phép các nước thành viên WTO linh hoạt mở cửa thị trường cho cạnh tranh nước ngoài trong phạm vi lựa chọn của họ. Thương mại dịch vụ là một phần quan trọng của các Hiệp định thương mại tự do nhằm tự do hóa các dịch vụ trong nước cho các nước thành viên ngoài WTO.

    • Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) là tổ chức quốc tế toàn cầu duy nhất xử lý các quy tắc thương mại giữa các quốc gia. Trọng tâm của WTO là các hiệp định WTO, được thương lượng và ký kết bởi phần lớn các quốc gia trên thế giới và được quốc hội của các quốc gia đó phê chuẩn.

    • Hiệp định chung về Thuế quan và Thương mại (GATT) là hiệp định mà hoạt động thương mại về hàng hóa chủ yếu được điều chỉnh trong phạm vi WTO.

    • Hiệp định chung về Thương mại Dịch vụ (GATS) là hiệp định mà hoạt động thương mại về dịch vụ chủ yếu được điều chỉnh trong phạm vi WTO.

    • Hệ thống phân loại HS thống nhất áp dụng cho các loại hàng hóa của tất cả các quốc gia thông qua 6 chữ số đầu tiên. Bất kỳ quốc gia nào cũng có thể chọn cách chia nhỏ hơn nữa hệ thống phân loại 6 chữ số để mô tả cụ thể hơn một sản phẩm. Mã HS tám chữ số thường được coi là hoàn toàn đủ điều kiện đáp ứng mục đích quản lý hải quan, nhưng một số quốc gia có thể yêu cầu 9, 10 hoặc nhiều chữ số hơn để mô tả đầy đủ hàng hóa cụ thể đang được nhập khẩu. Tuy nhiên, cùng một lớp 8 chữ số có thể đại diện cho các sản phẩm khác nhau ở các quốc gia khác nhau. Ví dụ: 2001.90.30 có nghĩa là “ngô ngọt” trong phân loại của EU-27 và “đậu” trong phân loại của Hoa Kỳ.

      Danh mục thuế quan hài hòa ASEAN (AHTN) là danh mục HS 8 chữ số được sử dụng bởi tất cả các nước thành viên ASEAN. AHTN tạo điều kiện thuận lợi cho thương mại giữa các nước thành viên ASEAN thông qua cách diễn giải nhất quán trong việc phân loại hàng hóa. Danh mục này được xây dựng dựa trên Danh mục hệ thống mã hóa và mô tả hàng hóa hài hòa gồm 6 chữ số do Tổ chức Hải quan Thế giới (WCO) phát triển. Danh mục AHTN được sửa đổi lần cuối cùng vào năm 2017, trong đó tất cả 233 nhóm sửa đổi đều được hợp nhất vào Danh mục. Quý vị có thể xem biểu danh mục cập nhật nhất tại: http://www.vietnamtradeinfo.com/vi/nomenclature.

    • Mã TARIC (Biểu thuế Tích hợp của Cộng đồng châu Âu) được thiết kế để thể hiện các quy tắc khác nhau áp dụng cho các sản phẩm cụ thể khi nhập khẩu vào EU. Điều này bao gồm các quy định của Hệ thống hài hòa (HS) và Danh mục mã số Hải quan chung (CN), nhưng cũng có các quy định bổ sung, chẳng hạn như tạm dừng thuế quan, hạn ngạch thuế quan và ưu đãi thuế quan, áp dụng đối với phần lớn các đối tác thương mại của Cộng đồng châu Âu. Khi nhập khẩu vào EU, mã TARIC gồm 10 chữ số phải được sử dụng trong tờ khai hải quan. Quý vị có thể xem thông tin về Biểu thuế tích hợp tại: https://ec.europa.eu/taxation_customs/dds2/taric/taric_consultation.jsp?Lang=en.

    • , quí vị có thể. VNTR cung cấp đường dẫn đến một số trang web cung cấp thông tindữ liệu về các thị trường xuất khẩu cho doanh nghiệp Việt Nam.

    • Việt Nam đang cố gắng duy trì hoạt động cho tất cả các chuỗi cung ứng và tạo thuận lợi nhất có thể cho thương mại hàng hóa xuyên biên giới. Tuy nhiên, việc giãn cách xã hội ảnh hưởng đến mức độ sẵn có của nguyên vật liệu đầu vào và nguồn cung ứng lao động, chậm trễ về thời gian thông quan.

      Tuy nhiên, Việt Nam sẽ cố gắng đáp ứng các hoạt động cần thông quan của khách hàng và quay trở lại thời gian thông quan bình thường sớm nhất có thể.

      Nếu quý vị đang gặp phải sự chậm trễ trong chuỗi cung ứng và/hoặc thủ tục thông quan, hãy liên hệ với các đối tác thương mại của mình hoặc các cơ quan chức năng có thẩm quyền, là những bên có thể giải quyết mối lo ngại của quý vị nhanh chóng nhất trong điều kiện cho phép.