Underline menu menu close

HIỆP ĐỊNH THƯƠNG MẠI TỰ DO ASEAN - HÀN QUỐC (AKFTA)

Ngày 13/12/2005 ASEAN và Hàn Quốc ký kết Hiệp định khung về Hợp tác kinh tế toàn diện, Hiệp định này có hiệu lực từ ngày 01/6/2006. Hiệp định khung tạo tiền đề cho hai bên đàm phán và ký kết các Hiệp định về tự do hóa hàng hóa, thương mại và đầu tư, nhằm thiết lập Khu vực thương mại tự do ASEAN-Hàn Quốc.

Trên cơ sở hiệp định khung, hai bên tiếp tục ký kết:

  • Hiệp định về Thương mại Hàng hóa ASEAN-Hàn Quốc được ký vào tháng 8/2006 tại Kuala Lumpur, Malaysia và có hiệu lực từ tháng 6/2007.
  • Hiệp định về Thương mại Dịch vụ ASEAN-Hàn Quốc được ký vào tháng 11/2007 tại Singapore.
  • Hiệp định về Đầu tư ASEAN-Hàn Quốc được ký kết vào tháng 6/2009 tại đảo Jeju, Hàn Quốc.

 

Cam kết cắt giảm thuế của Việt Nam

Trong Hiệp định Thương mại Hàng hóa ASEAN – Hàn Quốc (AKFTA), Việt Nam cam kết xóa bỏ thuế nhập khẩu đối với khoảng 86% tổng số dòng thuế vào năm 2018, 14% tổng số dòng thuế còn lại sẽ giảm thuế về 5% vào thời điểm cuối lộ trình (năm 2021) và cắt giảm một phần thuế suất vào 2021 hoặc giữ nguyên thuế suất MFN.

Từ năm 2015, Việt Nam xóa bỏ thuế quan đối với 7366 dòng thuế (chiếm 77,6% tổng số dòng thuế) tập trung vào một số sản phẩm thuộc các nhóm: sản phẩm nông nghiệp, máy móc thiết bị phụ tùng, dệt may, thủy sản, giấy, hóa chất, sản phẩm từ sắt thép và kim loại cơ bản,…

Đến năm 2018, tổng số dòng thuế xóa bỏ thuế quan là 8184 (chiếm khoảng 86% tổng số dòng thuế).

 

Lộ trình cắt giảm cuối cùng của Hiệp định AKFTA là năm 2021. Ngoài các dòng thuế đã được xóa bỏ thuế quan vào năm 2018, dự kiến khoảng 620 dòng thuế sẽ được giảm thuế về 5% (tập trung vào một số nhóm như điện tử, cơ khí, sắt thép và kim loại cơ bản, sản phẩm hóa dầu, phụ tùng máy móc, một số mặt hàng ô tô đặc chủng và chuyên dụng…)

Những mặt hàng không cam kết hoặc duy trì thuế suất cao (50%) gồm ô tô nguyên chiếc, linh kiện, phụ tùng ô tô, xe máy, xe đạp, đồ điện gia dụng, sắt thép, điện tử, rượu, thuốc lá, xăng dầu,…

 

Cam kết của Hàn Quốc dành cho Việt Nam

Về cam kết cắt giảm thuế nhập khẩu của Hàn Quốc dành cho Việt Nam, Hàn Quốc đã hoàn tất việc xóa bỏ thuế nhập khẩu theo cam kết trong Hiệp định AKFTA từ năm 2010. Theo đó tính đến nay, 90,9% hàng hóa của Việt Nam khi xuất khẩu sang Hàn Quốc sẽ được hưởng thuế suất 0% nếu có chứng nhận xuất xứ hàng hóa.

Các nhóm mặt hàng Hàn Quốc không cam kết hoặc chỉ cắt giảm thuế nhập khẩu vào cuối lộ trình (năm 2021) chủ yếu gồm: một số loại thủy sản (tôm, cua, cá đông lạnh, đóng hộp), nông sản (chế phẩm từ sữa, mật ong, tỏi, gừng, đậu đỏ, khoai lang), hoa quả nhiệt đới, và hàng công nghiệp như dệt may, sản phẩm cơ khí,...

  • ASEAN và Hàn Quốc (ROK) bắt đầu quan hệ đối thoại theo ngành vào tháng 11 năm 1989. Hàn Quốc đã được ASEAN trao quy chế Đối tác Đối thoại đầy đủ tại Hội nghị Bộ trưởng ASEAN lần thứ 24 (AMM) vào tháng 7 năm 1991 tại Kuala Lumpur. Kể từ khi quan hệ đối tác ASEAN-Hàn Quốc được nâng lên cấp thượng đỉnh vào năm 1997 tại Kuala Lumpur, quan hệ giữa ASEAN và Hàn Quốc đã mở rộng và sâu sắc hơn.
  • Mối quan hệ lên tầm cao mới với việc ký Tuyên bố chung về Đối tác hợp tác toàn diện tại Hội nghị Cấp cao ASEAN-Hàn Quốc lần thứ 8 ngày 30 tháng 11 năm 2004 tại Viêng Chăn và việc thông qua Kế hoạch Hành động ASEAN-Hàn Quốc (POA) để thực hiện Tuyên bố chung tại Hội nghị Cấp cao ASEAN-Hàn Quốc lần thứ 9 vào ngày 13 tháng 12 năm 2005 tại Kuala Lumpur. ASEAN và Hàn Quốc đã đạt được tiến bộ tốt trong việc thực hiện POA.
  • ASEAN và Hàn Quốc đã kỷ niệm 20 năm quan hệ đối thoại ASEAN-Hàn Quốc vào năm 2009. Hội nghị cấp cao kỷ niệm ASEAN-Hàn Quốc được tổ chức vào ngày 1-2 tháng 6 năm 2009 tại đảo Jeju, Hàn Quốc. Hội nghị cấp cao đã ra Tuyên bố chung về Hội nghị cấp cao kỷ niệm ASEAN-Hàn Quốc.
  • Hội nghị Cấp cao ASEAN-Hàn Quốc lần thứ 13 ngày 29 tháng 10 năm 2010 tại Hà Nội đã nhất trí nâng quan hệ đối thoại ASEAN-Hàn Quốc từ hợp tác toàn diện lên đối tác chiến lược. Để cụ thể hóa việc nâng tầm, các nhà Lãnh đạo đã thông qua Tuyên bố chung về Quan hệ Đối tác Chiến lược ASEAN-Hàn Quốc vì Hòa bình và Thịnh vượng và Kế hoạch Hành động trong giai đoạn 2011-2015.

Nội dung các Hiệp định:

Hiệp định khung về Hợp tác kinh tế toàn diện (tiếng Anh)

Hiệp định về Cơ chế giải quyết tranh chấp (tiếng Anh)

Hiệp định về Thương mại hàng hóa (tiếng Anh)

Nghị định thư sửa đổi Hiệp định về thương mại hàng hóa (tiếng Anh)

Nghị định thư thứ hai sửa đổi Hiệp định về thương mại hàng hóa (tiếng Anh)

Nghị định thư thứ ba sửa đổi Hiệp định về thương mại hàng hóa (tiếng Anh)

Bản giải thích chung về Bản sửa đổi quy định cụ thể về hàng hóa quy định tại Phụ lục 2 của Phụ lục 3 của Hiệp định về thương mại hàng hóa (tiếng Anh)

Bản giải thích chung về Hạn ngạch thuế quan (tiếng Anh)

Bản giải thích chung về Back-to-Back CO (tiếng Anh)

Phụ lục 1 - Công thức cắt giảm thuế trong Danh mục thông thường (tiếng Anh)

Phụ lục 2 - Công thức cắt giảm thuế trong Danh mục nhạy cảm (tiếng Anh)

Danh sách nhạy cảm (tiếng Anh)

Danh sách nhạy cảm cao (tiếng Anh)

Phụ lục 3: Quy tắc xuất xứ (tiếng Anh)

Phụ lục 1: Thủ tục tiến hành cấp giấy chứng nhận dành cho quy tắc xuất xứ (tiếng Anh)

Phụ lục 2: Quy tắc cụ thể về sản phẩm (tiếng Anh)

Phụ lục 3: Chú giải chung (tiếng Anh)

Mẫu CO AK (tiếng Anh)

Biểu cam kết cắt giảm thuế quan

Brunei (tiếng Anh)

Cambodia (tiếng Anh)

Indonesia (tiếng Anh)

Lào (tiếng Anh)

Malaysia (tiếng Anh)

Myanmar (tiếng Anh)

Thái Lan  (tiếng Anh)

Philippines (tiếng Anh)

Việt Nam (tiếng Anh)

Hàn Quốc (tiếng Anh)

Hiệp định về Đầu tư (tiếng Anh)

Hiệp định về Thương mại Dịch vụ (tiếng Anh)

Bản giải thích chung Hiệp định Thương mại dịch vụ (tiếng Anh)

Phụ lục Tài chính (tiếng Anh)

Biểu cam kết dịch vụ cụ thể của từng nước

Brunei Darussalam (tiếng Anh)

Cambodia (tiếng Anh)

Indonesia (tiếng Anh)

Lào (tiếng Anh)

Malaysia (tiếng Anh)

Myanmar (tiếng Anh)

Thái Lan (tiếng Anh)

Philippines (tiếng Anh)

Hàn Quốc (tiếng Anh)

Singapore (tiếng Anh)

Việt Nam (tiếng Anh)

Các tài liệu liên quan khác

Nghị định thư về việc gia nhập của Thái Lan đối với Hiệp định về thương mại dịch vụ (tiếng Anh)

Phụ lục (tiếng Anh)

Nghị định thư về việc gia nhập của Thái Lan đối với Hiệp định về thương mại hàng hóa (tiếng Anh)

Phụ lục (tiếng Anh)