Underline menu menu close

HIỆP ĐỊNH THƯƠNG MẠI HÀNG HÓA ASEAN - ẤN ĐỘ (AIFTA)

Tại Hội nghị Thượng đỉnh ASEAN-Ấn Độ lần thứ hai năm 2003, Hiệp định khung giữa ASEAN-Ấn Độ về Hợp tác Kinh tế Toàn diện đã được các Nhà lãnh đạo hai bên ký kết. Hiệp định khung đã tạo cơ sở vững chắc cho việc thành lập Khu vực Thương mại và Đầu tư ASEAN-ấn Độ (RTIA), bao gồm FTA về hàng hóa, dịch vụ và đầu tư.

ASEAN và Ấn Độ đã ký Hiệp định Thương mại Hàng hóa ASEAN-Ấn Độ (TIG) tại Bangkok vào ngày 13 tháng 8 năm 2009, sau sáu năm đàm phán. Việc ký kết Hiệp định Thương mại Hàng hóa ASEAN-Ấn Độ mở đường cho việc hình thành một trong những Hiệp định thương mại tự do (FTA) lớn nhất thế giới - một thị trường gần 1,8 tỷ dân với tổng GDP là 2,8 nghìn tỷ USD. FTA ASEAN-Ấn Độ chứng kiến ​​sự tự do hóa thuế quan đối với hơn 90% sản phẩm giao dịch giữa hai khu vực năng động, bao gồm “các sản phẩm đặc biệt”, ví dụ như dầu cọ (thô và tinh chế), cà phê, trà đen và hạt tiêu. Thuế quan đối với hơn 4.000 dòng sản phẩm sẽ được xóa bỏ sớm nhất vào năm 2016. Hiệp định TIG ASEAN-Ấn Độ có hiệu lực từ ngày 1 tháng 1 năm 2010.

Về thuế quan, Ấn Độ cam kết loại bỏ thuế quan theo lộ trình sau:

  • Xóa bỏ 80% số dòng thuế trong Biêu thuế từ 2016, nâng lên đến 90% số dòng thuế vào năm 2019 (năm cuối của lộ tình)
  • Không cam kết cắt giảm thuế đối với khoảng 10% số dòng thuế còn lại

Việt nam đưa ra cam kết loại bỏ thuế quan theo lộ trình như sau:

  • Xóa bỏ thuế quan đối với 71% số dòng thuế trong Biểu thuế từ 1/1/2018, nâng lên đến 80% số dòng thuế vào năm 2021 và 90% vào năm 2024 (năm cuối của lộ trình)
  • Không cam kết cắt giảm thuế đối với 468 dòng HS 6 số, chiếm khoảng 10% số dòng thuế (trứng, đường, muối, xăng dầu, phân bón, nhựa, cao su, kim loại quý, sắt thép, máy móc, thiết bị điện, ô tô, xe máy, thiết bị phụ tùng, và các mặt hàng an ninh quốc phòng như pháo hoa, súng, thuốc phiện,…)

Phụ lục A (tiếng Anh)

Phụ lục B (tiếng Anh)

Phụ lục C (tiếng Anh)

Nghị định thư sửa đổi (tiếng Anh)

Hiệp định về Thương mại Hàng hóa trong khuôn khổ Hiệp định khung

Giải thích Điều 4 (tiếng Anh)

Phụ lục C và D (tiếng Anh)

Mẫu CO (tiếng Anh)

Biểu thuế quan ưu đãi

Bruinei Darussalam (tiếng Anh)

Cambodia (tiếng Anh)

Ấn Độ đối với Philippines (tiếng Anh)

Ấn Độ đối với các nước Asean khác (tiếng Anh)

Indonesia (tiếng Anh)

Lào (tiếng Anh)

Malaysia (tiếng Anh)

Myanmar (tiếng Anh)

Philippines (tiếng Anh)

Singapore (tiếng Anh)

Thái Lan (tiếng Anh)

Việt Nam (tiếng Anh)

Hiệp định về Dịch vụ trong khuôn khổ Hiệp định khung  (tiếng Anh)

Biểu cam kết dịch vụ 

Brunei Darussalam (tiếng Anh)

Cambodia (tiếng Anh)

Ấn Độ đối với Indonesia (tiếng Anh)

Ấn Độ đối với Philippines (tiếng Anh)

Ấn Độ đối với 8 nước khác (tiếng Anh)

Indonesia (tiếng Anh)

Lào (tiếng Anh)

Malaysia (tiếng Anh)

Myanmar (tiếng Anh)

Philippines (tiếng Anh)

Thái Lan (tiếng Anh)

Việt Nam (tiếng Anh)

Hiệp định về Đầu tư trong khuôn khổ Hiệp định khung (tiếng Anh)

Hiệp định về Giải quyết tranh chấp trong khuôn khổ Hiệp định khung (tiếng Anh)

Hàng hóa được coi là có xuất xứ AIFTA nếu hàng hóa có xuất xứ thuần túy hoặc được sản xuất toàn bộ tại một nước Thành viên, hoặc hàng hóa đáp ứng được một trong hai trường hợp sau:

  • Hàng hóa đáp ứng tiêu chí xuất xứ chung:
    • Hàm lượng giá trị khu vực (RVC): tối thiểu 35%, và
    • Chuyển đổi mã HS (CTC): chuyển đổi ở cấp 4 số (CTH: nguyên vật liệu không có xuất xứ phải thuộc nhóm HS khác với nhóm HS của thành phẩm)
  • Hàng hóa có quy tắc xuất xứ cụ thể: một số hàng hóa không áp dụng tiêu chí xuất xứ chung mà quy tắc xuất xứ cụ thể áp dụng cho hàng hóa đó được quy định trong Danh mục Quy tắc xuất xứ cụ thể mặt hàng.

Giấy chứng nhận xuất xứ AIFTA là C/O mẫu AI. Hiện 100% C/O mẫu AI do Việt Nam và các thành viên AIFTA cấp đều là C/O bản giấy. AIFTA chỉ cho phép sửa lỗi trên mặt C/O có lỗi mà không cho phép cấp C/O mới thay thế. C/O mẫu AI chỉ có thể cấp trong hoặc sau (không quá 1 năm) thời điểm xuất khẩu của hàng hóa chứ không phép cấp trước thời điểm xuất khẩu như các FTA khác. AIFTA chưa có điều khoản về Tự chứng nhận xuất xứ.