Underline menu menu close

HIỆP ĐỊNH THÀNH LẬP KHU VỰC THƯƠNG MẠI TỰ DO ASEAN-ÚC-NIU DI LÂN (AANZFTA)

Mối quan hệ đối thoại ASEAN-Australia đã phát triển và trưởng thành đáng kể kể từ khi Australia trở thành Đối tác Đối thoại đầu tiên của ASEAN cách đây hơn ba thập kỷ vào năm 1974.

Trong những năm qua, quan hệ đối tác ASEAN-Australia không ngừng được củng cố và nâng cao. Các nhà lãnh đạo ASEAN và Australia, cùng với New Zealand, đã gặp nhau vào năm 2004 để kỷ niệm 30 năm quan hệ đối thoại của họ. Tại Hội nghị Cấp cao ASEAN năm 2004, các Nhà Lãnh đạo đã thông qua Tuyên bố chung của các Nhà Lãnh đạo tại Hội nghị Cấp cao Kỷ niệm ASEAN-Australia và New Zealand nhằm mở rộng và làm sâu sắc hơn nữa quan hệ đối thoại của họ trên tất cả các lĩnh vực, bao gồm hợp tác chính trị, kinh tế và văn hóa xã hội.

Với mối quan hệ thực chất với ASEAN được xây dựng hơn 35 năm, ASEAN và Australia đang chuẩn bị cho Hội nghị Cấp cao ASEAN-Australia lần thứ nhất sẽ được triệu tập vào tháng 10 năm 2010.

Hiệp định thành lập Khu vực thương mại tự do ASEAN-Australia-New Zealand

Phụ lục I - Biểu cam kết thuế quan

Quy định chung (tiếng Anh)

Australia (tiếng Anh)

Brunei Darussalam (tiếng Anh)

Cambodia (tiếng Anh)

Indonesia (tiếng Anh)

Lào (tiếng Anh)

Malaysia (tiếng Anh)

Myanmar (tiếng Anh)

New Zealand (tiếng Anh)

Philippines (tiếng Anh)

Singapore (tiếng Anh)

Thái Lan (tiếng Anh)

Việt Nam (tiếng Anh)

Phụ lục 2 - Quy tắc xuất xứ cụ thể mặt hàng (tiếng Anh)

Phụ lục 3 – Biểu cam kết về các ngành dịch vụ 

Australia (tiếng Anh)

Brunei Darussalam (tiếng Anh)

Cambodia (tiếng Anh)

Indonesia (tiếng Anh)

Lào (tiếng Anh)

Malaysia (tiếng Anh)

Myanmar (tiếng Anh)

New Zealand (tiếng Anh)

Philippines (tiếng Anh)

Singapore (tiếng Anh)

Thái Lan (tiếng Anh)

Việt Nam (tiếng Anh)

Phụ lục 4 – Biểu cam kết về di chuyển thể nhân 

Australia (tiếng Anh)

Brunei Darussalam (tiếng Anh)

Cambodia (tiếng Anh)

Indonesia (tiếng Anh)

Lào (tiếng Anh)

Malaysia (tiếng Anh)

Myanmar (tiếng Anh)

New Zealand (tiếng Anh)

Philippines (tiếng Anh)

Singapore (tiếng Anh)

Thái Lan (tiếng Anh)

Việt Nam (tiếng Anh)

Hiệp định thi hành Chương trình Hợp tác Kinh tế ASEAN - Australia - New Zealand theo quy định của Chương 12 (về Hợp tác Kinh tế) của Hiệp định thành lập Khu vực thương mại tự do ASEAN - Australia - New Zealand (tiếng Anh)

Giải thích Điều 1 của Chương 2 (về thương mại Hàng hóa) của Hiệp định thành lập Khu vực thương mại tự do ASEAN - Australia - New Zealand (tiếng Anh)

Nghị định thư sửa đổi đầu tiên (2014) (tiếng Anh)

 

Biên bản ghi nhớ về chương trình hợp tác phát triển giữa ASEAN và Australia (AADCP) III (tiếng Anh)

Chương trình hành động để thực thi Tuyên bố chung của ASEAN và Australia (tiếng Anh)

Cam kết cắt giảm thuế của Úc và Niu Di lân dành cho Việt Nam

  • Từ năm 2015, Úc đã xóa bỏ thuế quan khoảng 97% dòng thuế (chỉ còn duy trì thuế suất thấp dưới 10% đối với một số sản phẩm như: măng tre, chỉ phẫu thuật, gỗ và sản phẩm gỗ, sản phẩm từ sắt thép, vải các loại…)
  • Từ năm 2015, Niu Di lân đã xóa bỏ thuế quan cho khoảng 91% dòng thuế (chỉ còn duy trì thuế suất thấp dưới 10% đối với một số sản phẩm như: bánh, kẹo, sản phẩm từ ngũ cốc, gỗ và sản phẩm gỗ, hóa chất, linh kiện, phụ tùng ô tô, máy móc, thiết bị, dụng cụ và phụ tùng, máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện…)
  • Đến năm 2022 (cuối lộ trình) cả Úc và Niu Di lân sẽ xóa bỏ hoàn toàn thuế quan (toàn bộ Biểu thuế) cho hàng hóa các nước ASEAN.

Cam kết cắt giảm thuế quan của Việt Nam

  • Từ năm 2018, xóa bỏ 86% số dòng thuế trong Biểu thuế.
  • Đến năm 2022 (năm cuối lộ trình) xóa bỏ 92% số dòng thuế trong Biểu thuế (bao gồm cả các mặt hàng như chăn nuôi; dược phẩm; đường; gạo; gỗ; giấy; hóa chất; mỹ phẩm…)
  • 8% số dòn thuế còn lại được cắt giảm theo lộ trình riêng hoặc được giữ nguyên thuế suất (ví dụ các mặt hàng như hóa quả (cam,quýt); rượu bia, xì gà, dầu mỏ, lá thuốc lá, một số sản phẩm sắt, thép, xe có động cơ dùng để vận tải hàng hóa…)

Hàng hóa được coi là có xuất xứ AANZFTA nếu hàng hóa có xuất xứ thuần túy hoặc được sản xuất toàn bộ tại một nước Thành viên, hoặc hàng hóa đáp ứng được một trong hai trường hợp sau:

  • Hàng hóa đáp ứng tiêu chí xuất xứ chung:
    • Hàm lượng giá trị khu vực (RVC): tối thiểu 40%, hoặc
    • Chuyển đổi mã HS (CTC): chuyển đổi ở cấp 4 số (CTH – nguyên vật liệu không có xuất xứ phải thuộc Nhóm HS khác với Nhóm HS của thành phẩm)
  • Hàng hóa có quy tắc xuất xứ cụ thể: một số hàng hóa không áp dụng tiêu chí xuất xứ chung mà quy tắc xuất xứ cụ thể áp dụng cho hàng hóa đó được quy định tỏng Danh mục Quy tắc xuất xứ cụ thể mặt hàng.

Giấy chứng nhận xuất xứ AANZFTA là C/O mẫu AANZ. Việt Nam và các nước ASEAN cấp C/O bản giấy trong khi Úc và Niu Di lân cấp C/O bản điện tử, do đó với C/O AANZ bản điện tử do Úc/ Niu Di lân cấp sẽ được in ra và nộp cho cơ quan hải quan các nước nhập khẩu ASEAN. C/O AANZ lỗi có thể được sửa hoặc cấp mới. C/O AANZ có thể cấp trước, trong hoặc sau (không quá 1 năm) thời điểm xuất khẩu của hàng hóa. AANZFTA chưa có điều khoản về Tự chứng nhận xuất xứ.

Mức độ cam kết mở cửa về thị trường dịch vụ của Việt Nam trong AANZFTA tương đương với mức mở cửa trong cam kết gia nhập WTO của Việt Nam ngoại trừ dịch vụ giáo dục mở rộng hơn cam kết WTO.

Chương đầu tư trong AANZFTA có quy mô lớn nhất trong các cam kết về đầu tư mà Việt Nam đã ký kết trước đó, được thiết kế bao gồm cả nội dung tự do hóa (mở cửa cho đầu tư nước ngoài) và các nguyên tắc đối xử, bảo hộ đầu tư. Tuy nhiên, rất nhiều nội dung trong Chương này chưa có hiệu lực ngay mà phụ thuộc vào đàm phán tiếp theo giữa các Bên. Các cam kết chưa có hiệu lực ngay chủ yếu liên quan tới nguyên tắc về tước quyền sở hữu của nhà đầu tư, bồi thường thiệt hại khi có xung đột vũ trang, giải quyết tranh chấp đầu tư quốc tế (ISDS).