Phản hồi
Bạn đã tìm thấy những gì bạn đang tìm kiếm chưa?
Chúng tôi có thể hỏi bạn thêm một số câu hỏi để giúp cải thiện VNTR không?
Tháng 4/2005, ASEAN và Nhật Bản bắt đầu đàm phán, và kết Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện (AJCEP) được ký kết vào tháng 4/2008, là một Hiệp định kinh tế toàn diện cả về thương mại hàng hóa, dịch vụ, đầu tư và hợp tác kinh tế, có hiệu lực từ ngày 1/12/2008.
Ngày 1/8/2020, Nghị định thư lần thứ nhất của hiệp định AJCEP có hiệu lực giữa Nhật Bản và 5 nước thành viên ASEAN. Nghị định thư bổ sung các điều khoản liên quan đến Thương mại Dịch vụ và tự do hóa và tạo thuận lợi cho Đầu tư. Hiệp định AJCEP là Hiệp định Đối tác Kinh tế đa phương đầu tiên của Nhật Bản (“EPA”)
Đây là thoả thuận toàn diện trong nhiều lĩnh vực, bao gồm thương mại hàng hóa, dịch vụ, đầu tư và hợp tác kinh tế. Hiệp định AJCEP cũng sẽ tăng cường các quan hệ kinh tế giữa ASEAN và Nhật Bản và tạo ra một thị trường lớn hơn, hiệu quả hơn với nhiều cơ hội hơn trong khu vực.
Mục tiêu của hiệp định:
Tăng cường quan hệ đối tác kinh tế giữa Nhật Bản và các nước thành viên ASEAN, Hiệp định AJCEP tự do hóa và tạo thuận lợi cho thương mại hàng hóa và thương mại dịch vụ giữa Nhật Bản và các nước thành viên ASEAN, thúc đẩy hợp tác trong lĩnh vực kinh tế.
Các yếu tố chính trong hiệp định AJCEP
- Thương mại hàng hóa: Xóa bỏ hoặc cắt giảm thuế quan (áp dụng một hệ thống ưu đãi chung trong đó việc xóa bỏ và cắt giảm thuế quan (ưu đãi) giữa Nhật Bản và các Quốc gia Thành viên ASEAN được áp dụng bình đẳng cho mỗi quốc gia ký kết), các biện pháp bảo vệ, thủ tục hải quan,v.v.
- Quy tắc xuất xứ: Chứng nhận xuất xứ hang hóa (thông qua quy tắc xuất xứ chung được áp dụng bình đẳng giữa các quốc gia ký kết và cũng quy định tổng thể quy tắc xuất xứ ở Nhật Bản và khu vực ASEAN (cho phép các bộ phận và hàng bán thành phẩm, v.v., nhà sản xuất và các quốc gia ký kết khác được coi là sản xuất trong nước), cấp giấy chứng nhận xuất xứ, v.v.
- Các biện pháp vệ sinh và kiểm dịch động thực vật (SPS): Các quyền và nghĩa vụ liên quan đến các biện pháp vệ sinh và kiểm dịch động thực vật dựa trên thỏa thuận áp dụng các biện pháp SPS được ký kết giữa các nước ký kết được tái khẳng định và một tiểu ban sẽ được thành lập để trao đổi thông tin, tạo điều kiện cho hợp tác, v.v.
- Thương mại dịch vụ: Đối xử quốc gia, Tiếp cận thị trường và Minh bạch, v.v.
- Đầu tư: Đối xử công bằng và bảo vệ đầy đủ, nghiêm cấm việc sung công mà không có bồi thường thích đáng, thủ tục giải quyết tranh chấp, v.v.
- Hợp tác kinh tế: Thỏa thuận rà soát và hành động về hợp tác trong 13 lĩnh vực, cụ thể là các thủ tục liên quan đến thương mại, môi trường kinh doanh, sở hữu trí tuệ, năng lượng, công nghệ thông tin và truyền thông, phát triển nguồn nhân lực, doanh nghiệp nhỏ, du lịch và dịch vụ khách hàng, vận tải và hậu cần, nông nghiệp, ngư nghiệp và lâm nghiệp, môi trường, chính sách cạnh tranh và các lĩnh vực khác mà các quốc gia ký kết đã đạt được thỏa thuận chung.
- Giải quyết tranh chấp: Thủ tục giải quyết các tranh chấp nảy sinh từ việc giải thích và áp dụng EPA, v.v.
Về lộ trình cắt giảm thuế quan cụ thể, Hiệp định quy định:
Biểu cam kết của Việt Nam trong AJCEP bao gồm 9.390 dòng thuế (dựa trên AHTN 2007), trong đó đưa vào lộ trình cắt giảm đối với 8.771 dòng. Số dòng còn lại là các dòng thuế CKD ô tô (57 dòng) và các dòng thuế không cam kết cắt giảm (562 dòng), cụ thể:
– Danh mục xoá bỏ thuế quan: Việt Nam cam kết xoá bỏ thuế quan đối với 62,2% số dòng thuế trong vòng 10 năm, trong đó xoá bỏ thuế quan ngay khi Hiệp định có hiệu lực đối với 26,3% dòng thuế và xoá bỏ thuế quan sau 10 năm thực hiện Hiệp định (năm 2018) đối với 33,8% dòng thuế. Vào năm 2023 và 2024 (sau 15 năm và 16 năm thực hiện Hiệp định) cam kết xoá bỏ 25,7% và 0,7% số dòng thuế tương ứng.
Như vậy, vào năm cuối lộ trình (năm 2025) số dòng thuế được xoá bỏ thuế quan chiếm 88,6% số dòng thuế trong toàn Biểu cam kết.
– Danh mục nhạy cảm thường (SL) chiếm 0,6% số dòng thuế, được duy trì ở mức thuế suất cơ sở và xuống 5% vào năm 2025.
– Danh mục nhạy cảm cao (HSL) chiếm 0,8% số dòng thuế, được duy trì mức thuế suất cao (giảm xuống 50% vào năm 2023).
– Danh mục không xoá bỏ thuế quan, thuế suất duy trì ở mức thuế suất cơ sở trong cả lộ trình (C) chiếm 3,3% số dòng thuế.
– Danh mục loại trừ chiếm 6,0% số dòng thuế.
Lộ trình giảm thuế của Việt Nam trong Hiệp định AJCEP bắt đầu từ năm 2008 và kết thúc vào năm 2025. Các mặt hàng được cắt giảm xuống 0% vào các thời điểm 2018, 2023 và 2024.Các mặt hàng được xoá bỏ thuế quan chủ yếu là các mặt hàng công nghiệp. Số dòng thuế được xoá bỏ thuế quan tập trung vào các ngành máy móc thiết bị điện, máy móc cơ khí, hoá chất, kim loại, diệt may và sản phẩm nông nghiệp.
Cam kết cắt giảm thuế của Nhật Bản cho Việt Nam
Tính tới thời điểm ngày 1/4/2015, Nhật Bản đã xóa bỏ thuế quan đối với 923 dòng các sản phẩm nông nghiệp từ Việt Nam. Đến năm 2019, sẽ có thêm 338 dòng thuế nông nghiệp khác sẽ được xóa bỏ thuế. Đối với các mặt hàng công nghiệp của Việt Nam, phần lớn được hưởng thuế suất 0% ngay khi Hiệp dịnh có hiệu lực như linh kiện điện tử, máy móc, thiết bị, điện thoại, máy vi tính, đồ điện gia dụng, sản phẩm nhựa, giấy...
Đến cuối lộ trình vào năm 2026, Nhật Bản cam kết xóa bỏ thuế quan đối với 96,45% tổng số các dòng thuế đối với các sản phẩm có xuất xứ từ Việt Nam, tập trung chủ yếu ở các nhóm nông sản, thủy sản, hàng dệt may, giầy dép, đồ gỗ, linh kiện điện tử...
Quan hệ hợp tác giữa ASEAN và Nhật Bản được thiết lập vào năm 1973 thông qua Diễn đàn ASEAN – Nhật Bản, sau đó được chính thức hóa vào tháng 3 năm 1977. Kể từ đó, hợp tác kinh tế trên mọi lĩnh vực đã đạt được những tiến bộ đáng kể.
Nhật Bản cam kết mạnh mẽ trong việc hỗ trợ xây dựng Cộng đồng ASEAN được thể hiện rõ qua các sáng kiến và hỗ trợ nhiều hoạt động cụ thể và cùng có lợi. Tăng trưởng kinh tế mạnh mẽ của ASEAN cũng góp phần vào việc tăng cường quan hệ với Nhật Bản.
Thỏa thuận khung về đối tác kinh tế toàn diện (CEP) giữa ASEAN và Nhật Bản đã được Lãnh đạo ASEAN và Nhật Bản ký vào ngày 8 tháng 10 năm 2003 tại Bali trong Hội nghị Cấp cao ASEAN-Nhật Bản. Theo thỏa thuận khung này, tất cả các Bên đã cam kết thực hiện CEP giữa ASEAN và Nhật Bản, nhằm tăng cường quan hệ kinh tế, tạo ra một thị trường lớn hơn và hiệu quả hơn với nhiều cơ hội hơn và quy mô kinh tế lớn hơn, đồng thời nâng cao sức hấp dẫn đối với vốn và nhân tài, vì lợi ích chung. .
Sau khi Thỏa thuận khung được ký kết, các cuộc đàm phán về Hiệp định CEP ASEAN-Nhật Bản (AJCEP) đã được bắt đầu vào tháng 4 năm 2005, và sau 11 vòng đàm phán, về cơ bản đã kết thúc vào tháng 11 năm 2007.
Các nước thành viên ASEAN và Nhật Bản đã ký Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện ASEAN-Nhật Bản (AJCEP) vào ngày 14 tháng 4 năm 2008.
Hiệp định Đối tác kinh tế toàn diện ASEAN – Nhật Bản (AJCEP) có hiệu lực từ ngày 1 tháng 12 năm 2008.
Phụ lục 1 - Biểu cam kết cắt giảm thuế quan (tiếng Anh)
Brunei (tiếng Anh)
Cambodia (tiếng Anh)
Indonesia (tiếng Anh)
Nhật Bản (tiếng Anh)
Lào (tiếng Anh)
Malaysia (tiếng Anh)
Myanmar (tiếng Anh)
Philippines (tiếng Anh)
Singapore (tiếng Anh)
Thái Lan (tiếng Anh)
Việt Nam (tiếng Anh)
Phụ lục 2 - Quy tắc cụ thể về sản phẩm
Phụ lục 3 - Sản phẩm công nghệ thông tin
Phụ lục 5 - Chương trình tiến hành hợp tác kinh tế
Nghị định thư thứ nhất sửa đổi AJCEP (tiếng Anh)
Phụ lục 1 - Mục lục (tiếng Anh)
Phụ lục 2 - Cam kết cụ thể về Dịch vụ và Đầu tư (tiếng Anh)
Brunei (tiếng Anh)
Cambodia (tiếng Anh)
Indonesia (tiếng Anh)
Lào (tiếng Anh)
Malaysia (tiếng Anh)
Myanmar (tiếng Anh)
Nhật Bản (tiếng Anh)
Philippines (tiếng Anh)
Singapore (tiếng Anh)
Thái Lan (tiếng Anh)
Việt Nam (tiếng Anh)
Phụ lục 3 - Các ngoại lệ của nguyên tắc đối xử MFN (tiếng Anh)
Phụ lục 4 - Các bên liên quan đến đoạn 3, Điều 50.3 (tiếng Anh)
Phụ lục 5 - Cam kết cụ thể về Di chuyển thể nhân (tiếng Anh)
Brunei (tiếng Anh)
Cambodia (tiếng Anh)
Indonesia (tiếng Anh)
Lào (tiếng Anh)
Malaysia (tiếng Anh)
Myanmar (tiếng Anh)
Nhật Bản (tiếng Anh)
Philippines (tiếng Anh)
Singapore (tiếng Anh)
Thái Lan (tiếng Anh)
Việt Nam (tiếng Anh)
Trang web về AJCEP của ASEAN: http://ajcep.asean.org/
Tuyên bố chung của các nhà lãnh đạo ASEAN và Nhật Bản về quan hệ đối tác kinh tế toàn diện, ký tại Phnom Penh ngày 5 tháng 11 năm 2002 (tiếng Anh)
Thông báo về việc thay đổi Form C/O AJ với các nước ASEAN (2014)
Bộ Công Thương
Vụ Chính sách Thương mại Đa biên
Điện thoại
Fax
Miễn trừ trách nhiệm: Tất cả thông tin trên trang web này chỉ nhằm mục đích tham khảo và không thay thế cho các tư vấn về mặt pháp lý. Người dùng hoàn toàn chịu trách nhiệm pháp lý cho các thông tin mà mình sử dụng. Người dùng được khuyến cáo trước khi sử dụng nguồn thông tin lấy từ trang web cần tham khảo ý kiến tư vấn chuyên môn từ các cơ quan liên quan.
Trang web được xây dựng theo Nguyên tắc về Nội dung Web Tiếp cận WCAG 2.0
Bộ Công Thương Việt Nam. Đã đăng kí bản quyền.
Bạn đã tìm thấy những gì bạn đang tìm kiếm chưa?
Chúng tôi có thể hỏi bạn thêm một số câu hỏi để giúp cải thiện VNTR không?
0 của 12 Đã trả lời