Underline menu menu close

HIỆP ĐỊNH THƯƠNG MẠI TỰ DO ASEAN - HỒNG CÔNG, TRUNG QUỐC (AHKFTA)

Hồng Kong và ASEAN khởi động đàm phán Hiệp định Thương mại tự do (AHKFTA) và Hiệp định Đầu tư (AHKIA) từ tháng 7/2014. Sau 10 vòng đàm phán, ngày 12/11/2017, ASEAN và Hồng Kông (Trung Quốc) đã chính thức ký kết Hiệp định Thương mại tự do (AHKFTA) và Hiệp định Đầu tư (AHKIA).

Hiệp định Thương mại Tự do (AHKFTA) và Hiệp định Đầu tư (AHKIA) có hiệu lực đầy đủ vào ngày 12/2/2021.

Hiệp định này bao hàm toàn diện các lĩnh vực từ thương mại hàng hóa, thương mại dịch vụ, đầu tư, hợp tác kinh tế và kỹ thuật, công cụ giải quyết tranh chấp và các lĩnh vực liên quan khác. Hiệp định được kỳ vọng sẽ cải thiện luật pháp, phát triển mở cửa thị trường và đối xử công bằng, bình đẳng trong thương mại và đầu tư, đồng thời đem lại nhiều cơ hội kinh doanh, đầu tư và hợp tác giữa Hồng Kông và ASEAN.

Các Hiệp định cũng sẽ mở rộng mạng lưới Hiệp định đầu tư và FTA của Hồng Kông tới tất cả các nền kinh tế lớn ở Đông Nam Á, dự kiến sẽ có hiệu lực sớm nhất vào ngày 1 tháng 1 năm 2019, sau khi hoàn thành các thủ tục cần thiết.

Hong Kong (Trung Quốc) cam kết loại bỏ 100% thuế quan đối với hàng hóa ASEAN ngay khi Hiệp định có hiệu lực. Cam kết này mặc dù rất tự do nhưng cơ bản không làm thay đổi hiện trạng bởi Hong Kong (Trung Quốc) hiện đã loại bỏ thuế hầu như 100% các mặt hàng trong Biểu thuế.

Việt Nam cam kết loại bò thuế quan cho các đối tác đối với 75% dòng thuế theo lộ trình 10 năm, 10% dòng thuế theo lộ trình 14 năm. Mức này có thể nói là khiêm tốn hơn nhiều so với cam kết thuế quan của Việt Nam trong ASEAN (ATIGA)

Do đó, ý nghĩa của AHKFTA hầu như không phải là nằm ở thuế quan mà chủ yếu ở việc tận dụng Hong Kong (Trung Quốc) như là một trung tâm trung chuyển logistics và tài chính.

Chương 1: Thành lập Khu vực Thương mại tự do, Mục tiêu, Định nghĩa chung và Diễn giải (tiếng Anh)

Chương 2: Thương mại Hàng hóa (tiếng Anh)

Phụ lục 2-1: Lộ trình cắt giảm thuế quan (tiếng Anh)

Phần 2: Biểu cam kết của Brunei (tiếng Anh)

Phần 3: Biểu cam kết của Campuchia (tiếng Anh)

Phần 4: Biểu cam kết của Indonesia (tiếng Anh)

Phần 5: Biểu cam kết của Lào (tiếng Anh)

Phần 6: Biểu cam kết của Malaysia (tiếng Anh)

Phần 7: Biểu cam kết của Myanmar (tiếng Anh)

Phần 8: Biểu cam kết của Philippines (tiếng Anh)

Phần 9: Biểu cam kết của Singapore  (tiếng Anh)

Phần 10: Biểu cam kết của Thái Lan (tiếng Anh)

Phần 11: Biểu cam kết của Việt Nam (tiếng Anh)

Phần 12: Biểu cam kết của Hồng Kông (Trung Quốc) (tiếng Anh)

Chương 3: Quy tắc xuất xứ (tiếng Anh)

Phụ lục 3-1: Các thủ tục chứng nhận xuất xứ (tiếng Anh)

Phụ lục 3-2: Các quy tắc xuất xứ cụ thể mặt hàng (tiếng Anh)

Phụ lục 3-3: Các quy tắc xuất xứ cụ thể mặt hàng đã rà soát (tiếng Anh)

Chương 4: Thủ tục Hải quan và Tạo thuận lợi thương mại (tiếng Anh)

Chương 5: Các biện pháp an toàn thực phẩm và kiểm dịch động thực vật (tiếng Anh)

Chương 6: Tiêu chuẩn, Quy chuẩn Kỹ thuật, và Quy trình đánh giá sự phù hợp (tiếng Anh)

Chương 7: Phòng vệ Thương mại (tiếng Anh)

Chương 8: Thương mại Dịch vụ (tiếng Anh)

Phụ lục 8-1: Lộ trình cam kết đặc biệt  (tiếng Anh)

Brunei (tiếng Anh)

Campuchia (tiếng Anh)

Indonesia (tiếng Anh)

Lào (tiếng Anh)

Malaysia (tiếng Anh)

Myanmar (tiếng Anh)

Philippines (tiếng Anh)

Singapore (tiếng Anh)

Thái Lan (tiếng Anh)

Việt Nam (tiếng Anh)

Hồng Kông (Trung Quốc) (tiếng Anh)

Chương 9: Hợp tác Kinh tế và Kỹ thuật (tiếng Anh)

Chương 10: Sở hữu Trí tuệ (tiếng Anh)

Chương 11: Các ngoại lệ và Điều khoản chung (tiếng Anh)

Chương 12: Các điều khoản thể chế (tiếng Anh)

Chương 13: Tham vấn và Giải quyết tranh chấp (tiếng Anh)

Phụ lục 13-1: Quy tắc về thủ tục tiến hành Tòa án Trọng tài (tiếng Anh)

Chương 14: Các điều khoản cuối cùng (tiếng Anh)

Văn kiện Hiệp định Đầu tư

Hiệp định đầu tư (tiếng Anh)

Hiệp định bên lề với Brunei, Malaysia và Singapore (tiếng Anh)

Hiệp định bên lề với Singapore (tiếng Anh)

Qui tắc chung

Cụ thể, hàng hóa sẽ được coi là có xuất xứ (ASEAN hoặc Hong Kong, Trung Quốc) nếu:

  • Trường hợp 1: Có xuất xứ thuần túy hoặc được sản xuất toàn bộ tại lãnh thổ của Bên xuất khẩu; hoặc
  • Trường hợp 2: Được sản xuất toàn bộ tại lãnh thổ của Bên xuất khẩu chỉ từ những nguyên liệu có xuất xứ từ ASEAN hoặc Hồng Kông, Trung Quốc; hoặc
  • Trường hợp 3: Không có xuất xứ thuần túy hoặc không được sản xuất toàn bộ tại lãnh thổ của Bên xuất khẩu nhưng đáp ứng được các yêu cầu về qui tắc xuất xứ được qui định cụ thể trong Hiệp định.

Đối với trường hợp 3, hàng hóa có xuất xứ không thuần túy trong Hiệp định được xác định dựa trên các tiêu chí:

  • Tiêu chí hàm lượng giá trị khu vực (RVC) đòi hỏi ít nhất 40% giá trị sản phẩm cuối cùng phải có xuất xứ trong các Nước thành viên AHKFTA.
  • Tiêu chí chuyển đổi mã số hàng hóa (CTC) đòi hỏi sản phẩm phải thuộc mã số khác với mã số nguyên liệu nhập khẩu (theo qui tắc xuất xứ cụ thể mặt hàng).

Qui tắc cụ thể mặt hàng

Ngoài các nguyên tắc chung để xác định xuất xứ hàng hóa như trên, AHKFTA còn qui định Qui tắc cụ thể riêng cho một số sản phẩm tại Phụ lục 3.2

Cộng gộp xuất xứ

AHKFTA cho phép cộng gộp xuất xứ, nghĩa là nguyên liệu có xuất xứ của một nước thành viên được sử dụng để sản xuất ra hàng hoá ở nước thành viên khác được coi là nguyên liệu có xuất xứ của nước thành viên nơi diễn ra công đoạn gia công, chế biến hàng hoá đó.

Về dịch vụ, cam kết mở cửa thị trường dịch vụ của Việt Nam trong AHKFTA cơ bản không khác so với mức mở cửa cam kết trong WTO.

Cam kết về đầu tư cũng nhắc lại các nguyên tắc trong ứng xử và bảo hộ đối với đầu tư trong nước ngoài tương tự các FTA giữa ASEAN và các đối tác. Cam kết đáng chú ý nhất trong AHKIA là nguyên tắc đối xử công bằng (fair and equitable treatment – FET) đối với nhà đầu tư nước ngoài, một nguyên tắc được nhấn mạnh trong các FTA gần đây của Việt Nam (CPTPP, EVFTA).