Tổng số bài đăng 312.
Tiêu đề | Ngày |
---|---|
Hiệp định UKVFTA chính thức có hiệu lực | 17-05-2021 |
Hàng Việt đã và đang có nhiều cơ hội tại thị trường Hồng Kông. Tuy nhiên, muốn thâm nhập, phát triển tại thị trường này, hàng hoá phải đáp ứng tốt yêu cầu khắt khe hàng đầu thế giới về vệ sinh an toàn thực phẩm cũng như chất lượng.
Không đánh thuế hàng xuất nhập khẩu
Hồng Kông là một trong những thị trường tự do, năng động nhất thế giới. Năm 2021, tốc độ tăng trưởng GDP của Hồng Kông đạt tới 6,4% do kiểm soát tốt dịch bệnh. Hồng Kông cũng XK trên 5 tỷ USD và NK gần 600 tỷ USD trong năm 2021.
Theo bà Vũ Thị Thúy, Trưởng Cơ quan Thương vụ, Thương vụ Việt Nam tại Hồng Kông (kiêm nhiệm Macao): điểm đáng chú ý tại thị trường này là không sản xuất được hàng nông sản, thực phẩm mà hầu hết NK các sản phẩm như: gạo, thịt, rau quả… Hồng Kông NK từ tất cả các nơi trên thế giới với đối tác lớn hiện nay gồm: Trung Quốc, Mỹ, Việt Nam, Nhật Bản…
Với Việt Nam, theo thống kê của Tổng cục Hải quan, trao đổi thương mại 2 chiều Việt Nam-Hồng Kông giai đoạn 2015-2021 tăng trưởng đều đặn, trừ năm 2019 có sụt giảm nhẹ. “Việt Nam hiện là nhà cung cấp gạo đứng thứ 2 cho Hồng Kông sau Thái Lan với thị phần gạo chiếm khoảng 28-29%. Hoa quả Việt cũng có tốc độ tăng trưởng XK vào Hồng Kông rất tốt vì hàng Việt khá được ưa chuộng tại thị trường này”, bà Thuý nói.
Yếu tố thuận lợi trong thúc đẩy XK hàng hoá vào Hồng Kông được bà Thuý đề cập tới là thị trường rất tự do, không đánh thuế Hải quan với hàng hoá XNK, chỉ áp dụng thuế Tiêu thụ đặc biệt với một số mặt hàng như rượu, thuốc lá... “Hồng Kông là thị trường chuyên NK hàng lương thực, thực phẩm lại có quãng đường vận chuyển khá ngắn, có nhiều yếu tố tương đồng trong khẩu vị với Việt Nam. Khả năng tiêu thụ sản phẩm chất lượng cao rất tốt, thậm chí sản phẩm đặc sản, giá thành cao cũng là yếu tố thuận lợi đáng chú ý tại thị trường này”, bà Thuý đánh giá.
Nhiều năm liền, Việt Nam luôn nằm trong “top” 10 đối tác thương mại lớn nhất của Hồng Kông. Năm 2021, Việt Nam là đối tác thương mại lớn thứ 7 của Hồng Kông, thứ 2 trong các đối tác ASEAN của Hồng Kông, với kim ngạch XNK 2 chiều Việt Nam - Hồng Kông đạt 13,62 tỷ USD. Trong đó, kim ngạch XK của Việt Nam sang Hồng Kông đạt 12 tỷ USD, tăng 14,9% so với năm 2020. Các mặt hàng XK chủ đạo của Việt Nam sang Hồng Kông gồm: nhóm hàng chế biến, chế tạo; dệt may; da giày; nông, lâm, thủy sản; lương thực, thực phẩm… 2 tháng đầu năm 2022, XK của Việt Nam sang Hồng Kông đạt 1,655 tỷ USD, giảm 7,9% so với cùng kỳ năm trước. Ở chiều ngược lại, Việt Nam NK từ Hồng Kông đạt 309,7 triệu USD, tăng 55,3% so với cùng kỳ năm trước |
Chia sẻ kinh nghiệm thực tiễn kinh doanh với thị trường Hồng Kông, bà Nguyễn Ngọc Hà, Giám đốc Công ty Phát triển kinh doanh Viet Kwong cho biết, Công ty đã hoạt động 13 năm, hiện chủ yếu NK hàng hoá chính ngạch như gạo, cà phê, hoa quả sấy khô, bún, mắm, bánh kẹo… bán lẻ cho các chuỗi cửa hàng của DN tại Hồng Kông và bán buôn cho các chuỗi siêu thị tại Hồng Kông.
“Hồng Kông chỉ có hơn 7 triệu dân nhưng mật độ dân số là 8.000 người/km2, 100% NK các loại hàng hoá. Hồng Kông được ví như nhà giàu, ăn tinh hoa của thế giới. Các DN Việt Nam có thể mạnh dạn XK hàng đắt nhưng phải ngon theo kiểu ‘đắt xắt ra miếng’ vào thị trường Hồng Kông”, bà Hà nhấn mạnh.
Mấu chốt là đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm
Hàng Việt có nhiều cơ hội tại thị trường Hồng Kông, song bà Thuý thông tin thêm, dù thủ tục NK dễ dàng song yêu cầu về vệ sinh an toàn thực phẩm cũng như chất lượng hàng hoá tại thị trường này rất cao, nghiêm túc trong quản lý. “Hồng Kông có hệ thống cảnh báo rất nhanh nhạy. Nếu hàng Việt Nam XK sang thị trường nào đó trên thế giới bị phát hiện có vấn đề gì, ngay lập tức Hồng Kông sẽ cảnh báo trên toàn hệ thống, đồng thời truy hỏi xem mặt hàng đó đã XK sang Hồng Kông hay chưa”, bà Thuý nói.
Trưởng Cơ quan Thương vụ, Thương vụ Việt Nam tại Hồng Kông còn đặc biệt nhấn mạnh: công tác hậu kiểm của Hồng Kông rất nghiêm ngặt. Nếu phát hiện sản phẩm NK có vấn đề vi phạm vệ sinh an toàn thực phẩm, Hồng Kông không chỉ áp dụng hình thức xử phạt mà quan trọng là uy tín của DN, ngành hàng XK bị ảnh hưởng nhiều, khó khăn trong thâm nhập thị trường sau đó.
Đồng quan điểm, bà Hà chia sẻ thêm: “Hồng Kông là thị trường có rất nhiều sự lựa chọn trong NK. An toàn thực phẩm là yếu tố quan trọng, mấu chốt, họ đưa ra rất gắt gao. Bởi vậy, muốn XK vào thị trường Hồng Kông, DN Việt phải đặc biệt chú ý, cẩn trọng trong quá trình sản xuất, XK”.
Nhận định quy mô thị trường Hồng Kông không lớn nên DN XK có thể thử từng bước một, bà Thuý lưu ý, DN XK không thể mong muốn, yêu cầu đối tác tại Hồng Kông NK ngay đơn hàng lớn như với các thị trường rộng lớn khác, điển hình như EU. Bên cạnh đó, DN cũng phải nhìn nhận rõ sẽ phải đối mặt nhiều sự cạnh tranh tại thị trường Hồng Kông bởi các đối tác lớn hiện nay của Hồng Kông như: Trung Quốc, Thái Lan, Mỹ… từ đó có kế hoạch tiếp cận thị trường phù hợp.
Nguồn: Haiquanonline.com.vn
Tổng số bài đăng 312.
Tiêu đề | Ngày |
---|---|
Hiệp định UKVFTA chính thức có hiệu lực | 17-05-2021 |
Bộ Công Thương
Vụ Chính sách Thương mại Đa biên
Điện thoại
Fax
Miễn trừ trách nhiệm: Tất cả thông tin trên trang web này chỉ nhằm mục đích tham khảo và không thay thế cho các tư vấn về mặt pháp lý. Người dùng hoàn toàn chịu trách nhiệm pháp lý cho các thông tin mà mình sử dụng. Người dùng được khuyến cáo trước khi sử dụng nguồn thông tin lấy từ trang web cần tham khảo ý kiến tư vấn chuyên môn từ các cơ quan liên quan.
Trang web được xây dựng theo Nguyên tắc về Nội dung Web Tiếp cận WCAG 2.0
Bộ Công Thương Việt Nam. Đã đăng kí bản quyền.
Bạn đã tìm thấy những gì bạn đang tìm kiếm chưa?
Chúng tôi có thể hỏi bạn thêm một số câu hỏi để giúp cải thiện VNTR không?
0 của 12 Đã trả lời