Tổng số bài đăng 28.
Theo số liệu của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, trong 4 tháng đầu năm 2024, tổng kim ngạch xuất khẩu nông, lâm, thủy sản đạt hơn 19 tỷ USD, tăng 24% so với cùng kỳ năm trước. Đáng chú ý, các mặt hàng cà phê, rau quả, gạo, gỗ và sản phẩm gỗ đang “bùng nổ” với kim ngạch xuất khẩu tăng từ 23 -54%... Đóng góp vào kết quả chung trong 4 tháng đầu năm 2024, nhóm các mặt hàng nông sản chính đạt gần 11 tỷ USD, tăng 32,5%; sản phẩm chăn nuôi đạt 152 triệu USD, tăng 3,6%; thủy sản đạt 2,7 tỷ USD, tăng 4,2%; gỗ và lâm sản đạt hơn 5 tỷ USD, tăng 23% so với cùng kỳ năm trước.
Trong 4 tháng đầu năm 2024, Trung Quốc là thị trường xuất khẩu nông, lâm, thủy sản lớn thứ hai của Việt Nam (sau Hoa Kỳ) chiếm gần 19% và Nhật Bản chiếm gần 7%.
Hiện nay, tại nhiều thị trường lớn trong khối RCEP như Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Thái Lan, Australia, New Zealand, chỉ có một số ít loại trái cây tươi được xuất khẩu (ví dụ: Trung Quốc hiện chỉ cho phép 12 mặt hàng rau quả tươi xuất khẩu chính ngạch, Australia chỉ cho phép nhập khẩu không qua kiểm soát 04 loại hoa quả từ Việt Nam là xoài, nhãn, vải và thanh long, Hàn Quốc cho phép nhập khẩu 05 loại hoa quả từ Việt Nam là dừa, dứa, chuối, thanh long và xoài, v.v…). Do đó, việc tham gia vào Hiệp định RCEP cũng góp phần tạo điều kiện thuận lợi cho việc đàm phán với các nước này trong việc mở cửa thêm cho nhiều mặt hàng nông sản, rau quả hơn trước đây.
Tuy nhiên, bên cạnh những cơ hội từ Hiệp định RCEP, xuất khẩu ngành nông sản cũng đặt ra không ít thách thức phải vượt qua. Thứ nhất, hàng nông sản của Việt Nam sẽ phải cạnh tranh trực tiếp với hàng nông sản từ các nước có thế mạnh trong việc xuất khẩu các mặt hàng này như Trung Quốc, Thái Lan… trong khi đó chất lượng hàng nông sản xuất khẩu của ta còn hạn chế, không đồng đều, đồng thời giá cả không cạnh tranh. Thứ hai, trong bối cảnh các rào cản thuế quan được loại bỏ, các nước sẽ có xu hướng tăng cường sử dụng các biện pháp phi thuế quan (các quy chuẩn kỹ thuật, các biện pháp vệ sinh an toàn thực phẩm và bảo vệ động thực vật, quy tắc xuất xứ), trong khi đó, công tác quản lý về chất lượng hàng nông sản của ta còn chưa cao.
Do đó, để tận dụng được các cơ hội về thương mại và đầu tư trong Hiệp định RCEP, các doanh nghiệp Việt Nam cần bảo đảm các sản phẩm nông sản đáp ứng được những yêu cầu về nguồn gốc xuất xứ, tiêu chuẩn chất lượng và an toàn thực phẩm.
Video clip này là sản phẩm của Vụ Chính sách thương mại đa biên, Bộ Công Thương nhằm đưa đến các hướng dẫn tổng quan về Hiệp định RCEP: các cam kết chính và đánh giá tác động, tình hình thực hiện Hiệp định RCEP và các nội dung liên quan khác nhằm phục vụ đăng tải truyền thông, phổ biến kiến thức rộng rãi cũng như phục vụ công tác đào tạo, hướng dẫn doanh nghiệp tại các hội nghị, tập huấn.
Mời các quý bạn đọc xem video clip tại đây