Underline menu menu close

Tình hình tận dụng ưu đãi thuế quan theo các FTA của Việt Nam năm 2021

05:59 - 04/05/2022

Theo số liệu từ Bộ Công Thương, tổng kim ngạch xuất khẩu tận dụng ưu đãi thuế quan theo FTA năm 2021 đạt 69,08 tỷ USD, chiếm 32,66% tổng kim ngạch xuất khẩu sang các thị trường ký FTA. Trong năm 2021, đã có 1,2 triệu bộ C/O ưu đãi được cấp, tăng 24% về trị giá và tăng 23% về số lượng bộ C/O so với năm 2020.

Về kim ngạch tận dụng ưu đãi thuế quan, hàng hóa Việt Nam xuất khẩu sang Trung Quốc đứng đầu với trị giá 18,9 tỷ USD. Tiếp đó là hàng hóa Việt Nam xuất khẩu sang ASEAN và Hàn Quốc với trị giá lần lượt là 11,6 tỷ USD và 11,2 tỷ USD. Lượng hàng hóa xuất khẩu tận dụng ưu đãi thuế quan từ Việt Nam sang thị trường Lào, Campuchia và Cuba có kim ngạch không đáng kể.

Về tỷ lệ tận dụng ưu đãi FTA: Thị trường Ấn Độ chiếm tỷ lệ tận dụng ưu đãi từ AIFTA cao nhất với 68,7%; đứng tiếp theo là thị trường Chile và Hàn Quốc với tỷ lệ tận dụng lần lượt là 61,8% và 51%. Tỷ lệ tận dụng ưu đãi từ thị trường Lào và Campuchia không cao do Lào và Campuchia đều là thành viên ASEAN nên doanh nghiệp thường tận dụng ưu đãi trực tiếp từ Hiệp định ATIGA. Tính chung tỷ lệ tận dụng ưu đãi FTA của Việt Nam năm 2021 là 32,66%.

Tỷ lệ sử dụng C/O ưu đãi 32,66% không có nghĩa là hơn 67% kim ngạch hàng hóa xuất khẩu còn lại của Việt Nam phải chịu thuế cao. Thực tế, thuế nhập khẩu MFN tại một số thị trường đã là 0%, hoặc ở mức rất thấp 1-2%, hoặc tương đương với mức thuế suất ưu đãi đặc biệt theo FTA. Trong các trường hợp này, doanh nghiệp không đề nghị cấp C/O ưu đãi khi xuất khẩu bởi việc có hay không có C/O ưu đãi không tạo sự khác biệt về thuế quan. Chẳng hạn, kim ngạch xuất khẩu đi Singapore có sử dụng C/O mẫu D trong năm 2021 đạt 322,7 triệu USD, chỉ chiếm khoảng 8,13% trong 3,97 tỷ USD tổng kim ngạch xuất khẩu sang thị trường này, nguyên nhân chủ yếu là do thuế MFN của nước này đã là 0% nên doanh nghiệp không cần thiết xin C/O ưu đãi khi xuất khẩu. Tương tự, Australia và New Zealand đã áp thuế MFN 0% đối với nhiều mặt hàng thủy sản, do đó mặt hàng thủy sản của Việt Nam không cần C/O khi xuất khẩu sang thị trường hai nước này.

Kim ngạch cấp C/O mẫu CPTPP trong năm 2021 đạt 2,5 tỷ USD, bằng 6,34% tổng kim ngạch xuất khẩu sang các nước thành viên đã phê chuẩn Hiệp định CPTPP. Tỷ lệ sử dụng C/O mẫu CPTPP khi xuất khẩu sang các thị trường này không cao là do hầu hết các nước đối tác đều đã có Hiệp định thương mại tự do với Việt Nam với quy tắc xuất xứ lỏng hơn và mức thuế suất ưu đãi hơn so với CPTPP trong những năm đầu CPTPP có hiệu lực.

Năm 2021, kim ngạch xuất khẩu sử dụng C/O mẫu EUR.1 sang thị trường EU và Anh không qua cao (lần lượt ở mức 20,18% và 17,19%). Một số nhóm hàng có tỷ lệ sử dụng ưu đãi C/O mẫu EUR.1 rất tốt như gạo (100%), giày dép (98,02%), thủy sản (76,9%), nhựa và sản phẩm nhựa (70,63%). Trong thời gian tới, tỷ lệ sử dụng C/O ưu đãi trong tổng kim ngạch xuất khẩu còn có thể tăng hơn nữa do hiện tại, đối với thị trường EU và Anh vẫn đang tồn tại song song 02 ưu đãi GSP và EVFTA/ UKVFTA, doanh nghiệp vẫn đang áp dụng cả 2 cơ chế này khi xuất khẩu hàng hóa sang EU/Anh và lựa chọn C/O mẫu EUR.1 hoặc C/O mẫu A hoặc tự chứng nhận xuất xứ theo cơ chế REX để hưởng ưu đãi thuế quan theo cơ chế tương ứng khi xuất khẩu sang EU/Anh.

Về cơ cấu mặt hàng: Trong nhóm hàng công nghiệp, mặt hàng giày dép có tỷ lệ sử dụng C/O ưu đãi theo FTA khá cao, chiếm 95,92% với kim ngạch xuất khẩu sang các thị trường ký FTA với Việt Nam là 9,25 tỷ USD, giảm nhẹ 2,78% so với năm 2020. Tiêu chí xuất xứ đối với mặt hàng giày dép trong các FTA được đánh giá là phù hợp với khả năng đáp ứng của doanh nghiệp Việt Nam. Bởi vậy, giày dép luôn là mặt hàng có kim ngạch xuất khẩu cấp C/O cao và tỷ lệ sử dụng C/O ưu đãi cao khi xuất khẩu sang các thị trường có FTA. Đối với một số thị trường, tỷ lệ này đạt 100%, tức là 100% các lô hàng xuất khẩu đều sử dụng C/O ưu đãi. Nhựa và cao su là nhóm sản phẩm đứng thứ hai với tỷ lệ sử dụng C/O ưu đãi lần lượt là 69,02% và 67,37% với kim ngạch xuất khẩu được cấp C/O ưu đãi đạt 2,87 tỷ USD và 2,38 tỷ USD, tăng tương ứng 33,25% và 30,42% so với năm 2020. Tiếp đó là sản phẩm dệt may với kim ngạch xuất khẩu được cấp C/O ưu đãi đạt 9,14 tỷ USD, chiếm tỷ lệ 59,90% trong tổng kim ngạch xuất khẩu nhóm mặt hàng này (hơn 15,26 tỷ USD) sang các thị trường có FTA và tăng 13,35% so với kim ngạch xuất khẩu được cấp C/O ưu đãi của mặt hàng này năm 2020.

Nhiều mặt hàng trong nhóm hàng nông, thủy sản có tỷ lệ sử dụng C/O ưu đãi cao khi xuất khẩu sang các thị trường có FTA như thủy sản (66,34%), rau quả (65,16%), chè (47,35%) và hạt tiêu (42.03%).

Bảng tổng hợp tỷ lệ tận dụng C/O ưu đãi theo các Hiệp định Thương mại của Việt Nam qua các năm tính đến năm 2021 được đính kèm tại đây.

Nguồn: Trung tâm WTO

Tổng số bài đăng 237.

Tiêu đề Ngày
THÔNG TIN BÁO CHÍ CÁC HỘI NGHỊ THAM VẤN BỘ TRƯỞNG KINH TẾ GIỮA ASEAN VÀ ĐỐI TÁC: ỐT-XTRÂY-LI-A, NIU DI-LÂN, HÀN QUỐC, NHẬT BẢN VÀ ASEAN CỘNG BA NGÀY 22/8/2023 22-08-2023
THÔNG TIN BÁO CHÍ CÁC HỘI NGHỊ THAM VẤN BỘ TRƯỞNG KINH TẾ GIỮA ASEAN VÀ ĐỐI TÁC: HOA KỲ, TRUNG QUỐC, NGA, ẤN ĐỘ, ĐÔNG Á VÀ HỘI NGHỊ BỘ TRƯỞNG HIỆP ĐỊNH RCEP NGÀY 21/8/2023 22-08-2023
THÔNG TIN BÁO CHÍ CÁC HỘI NGHỊ THAM VẤN BỘ TRƯỞNG KINH TẾ GIỮA ASEAN VÀ CÁC ĐỐI TÁC: LIÊN MINH CHÂU ÂU, CA-NA-ĐA, TỔ CHỨC SỞ HỮU TRÍ TUỆ THẾ GIỚI, HỒNG CÔNG-TRUNG QUỐC NGÀY 20/8/2023 21-08-2023
THÔNG TIN BÁO CHÍ HỘI NGHỊ BỘ TRƯỞNG KINH TẾ ASEAN LẦN THỨ 55 19/8/2023 21-08-2023
ASEAN VÀ TRUNG QUỐC BẮT ĐẦU ĐÀM PHÁN NÂNG CẤP FTA SONG PHƯƠNG 03-08-2023
ASEAN - Ốt-xtrây-li-a - Niu Di-lân hoàn tất đàm phán nâng cấp FTA 02-08-2023
ASEAN - Ốt-xtrây-li-a - Niu Di-lân hoàn tất cơ bản đàm phán nâng cấp Hiệp định AANZFTA 02-08-2023
THÔNG TIN BÁO CHÍ HỘI NGHỊ HỘI ĐỒNG CỘNG ĐỒNG KINH TẾ ASEAN LẦN THỨ 22 08-05-2023
THÔNG TIN BÁO CHÍ HỘI NGHỊ BỘ TRƯỞNG KINH TẾ ASEAN HẸP LẦN THỨ 29 22-03-2023
THÔNG TIN BÁO CHÍ HỘI NGHỊ CẤP CAO KỶ NIỆM 45 NĂM QUAN HỆ ASEAN – LIÊN MINH CHÂU ÂU (EU) 05-01-2023