Underline menu menu close

Việt Nam, cửa ngõ vào ASEAN cho doanh nghiệp Canada tại Quebec

08:48 - 15/09/2023

Thực hiện đánh giá sơ kết 5 năm triển khai Hiệp định đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương, Thương vụ Việt Nam tại Canada đã phối hợp với Hội đồng kinh doanh Canada - ASEAN và Viện nghiên cứu thách thức mới trong toàn cầu hóa kinh tế (NEME) của Đại học Laval Canada tổ chức cuộc hội thảo đánh giá tiềm năng đầu tư tại Việt Nam và khu vực ASEAN.

Quebec businesses.jpeg
Cảng container tại Tsawwassen, British Columbia, Canada (Ảnh: AFP/VNA)

Theo phóng viên TTXVN tại Canada, hội thảo với chủ đề "Việt Nam, cánh cửa vào Ấn Độ Dương -Thái Bình Dương cho các doanh nghiệp Quebec" đã thu hút mối quan tâm của nhiều doanh nghiệp và doanh nhân ở tỉnh bang này bởi đây là cơ hội đánh giá lại mức độ nhận biết và tận dụng Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) của các doanh nghiệp Canada sau 5 năm thực hiện.

Hội thảo cũng là một trong những chuỗi sự kiện kỷ niệm 50 năm thiết lập quan hệ ngoại giao giữa Việt Nam và Canada.

Khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương hiện là thị trường xuất khẩu quốc tế lớn thứ hai của Quebec và cũng là một trong những thị trường có tốc độ tăng trưởng mạnh nhất của Canada trong những năm qua.

Trong phát biểu khai mạc, Vụ trưởng khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương Gabriel Chartier của Bộ Quan hệ quốc tế và Pháp ngữ Quebec đã nhấn mạnh tới mối quan hệ hợp tác đặc biệt của Quebec với Việt Nam, trong đó các công ty của tỉnh bang này luôn có được lợi thế cạnh tranh nhờ sự gần gũi về ngôn ngữ và văn hóa.

Ông cũng cho rằng Chính quyền Quebec luôn dành ưu tiên cho Việt Nam và coi Việt Nam là điểm giao cắt mới trong chuỗi giá trị toàn cầu bởi những tiềm năng trong một số lĩnh vực mũi nhọn, bao gồm cả năng lượng tái tạo.

Việt Nam hiện là đối tác thương mại lớn nhất của Canada trong khu vực ASEAN và là điểm đến hàng đầu đối với hàng hóa Canada xuất khẩu vào ASEAN. Do vậy, Việt Nam được đánh giá có thể đóng vai trò cửa ngõ cho các công ty Canada muốn phát triển tại khu vực này.

ASEAN đang được đánh giá là khu vực kinh tế tăng trưởng nhanh nhất thế giới và sẽ là trung tâm tiêu dùng của thế giới vào năm 2030 nhờ quy mô thị trường. ASEAN hiện là nền kinh tế lớn thứ 5 trên thế giới và đang nổi lên như một trung tâm toàn cầu mới về thương mại, trao đổi và đổi mới.

Tại hội thảo, các diễn giả là chuyên gia của NEME đã trình bày về Chiến lược Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương của Canada, trong đó tập trung phân tích hướng triển khai để có thể cải thiện liên kết kinh tế của Canada và của tỉnh bang Quebec với khu vực này, nhằm giúp các doanh nghiệp hình thành đánh giá tổng quan về những cơ chế hợp tác thương mại trong khu vực.

Tham tán thương mại Việt Nam tại Canada Trần Thu Quỳnh đã giới thiệu về vị trí của Việt Nam trong ASEAN và những nỗ lực đầu tư về hạ tầng của Chính phủ để tăng sự kết nối giữa Việt Nam và Canada trong chuỗi cung ứng.

Bà Quỳnh đã chia sẻ những thông tin mới nhất về kết quả hợp tác kinh tế thương mại và đầu tư giữa hai nước sau 5 năm thực hiện CPTPP để các doanh nghiệp Quebec xem xét tận dụng hiệp định này trong chiến lược kinh doanh của mình.

Giám đốc điều hành Hội đồng kinh doanh Canada - ASEAN Nguyễn Thị Bé đã tiết lộ báo cáo đánh giá mới nhất của Hội đồng về kế hoạch phát triển tại ASEAN, trong đó nhận định Việt Nam là nơi có nhiều cơ hội nhất tại khu vực. Việc Canada tham gia mối quan hệ đối tác chiến lược mới với ASEAN cũng sẽ mở ra tiềm năng phát triển thương mại và đầu tư trong tương lai.

Theo đánh giá của Liên minh các phòng thương mại Quebec, hội thảo đã giúp các doanh nghiệp của tỉnh bang hiểu thêm về cách thức tận dụng những cơ chế hợp tác và hỗ trợ hiện có giữa Chính phủ Canada và Chính phủ Việt Nam để tối đa hóa lợi ích của họ trong bối cảnh mới của Chiến lược Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương và việc nâng cấp quan hệ đối tác chiến lược giữa Canada và ASEAN.

Tổng số bài đăng 312.

Tiêu đề Ngày
Thúc đẩy kinh tế thương mại các tỉnh biên giới phía Bắc Việt Nam với thị trường Trung Quốc: Tận dụng Hiệp định RCEP 20-12-2024
Tài chính xanh trong ASEAN+3: Cân bằng giữa phát triển bền vững và ổn định tài chính 20-12-2024
Hợp tác kinh tế ASEAN – Liên bang Nga: duy trì liên kết thương mại trong bối cảnh khó khăn 20-12-2024
Phiên họp Ủy ban tham vấn chung về tạo thuận lợi thương mại lần thứ 31 (ATF-JCC 31) sẽ diễn ra từ ngày 19 đến 21 tháng 02 năm 2025 tại Kuala Lumpur, Malaysia 20-12-2024
Hội nghị Quan chức Kinh tế Cao cấp ASEAN hẹp (SEOM Retreat) 2025 20-12-2024
Thế giới đa cực là một trong những xu hướng lớn ASEAN cần tham khảo để hướng tới Cộng đồng Kinh tế ASEAN sau năm 2025 tầm nhìn năm 2045 20-12-2024
Tiềm năng ngành bán dẫn và vị trí của ASEAN 20-12-2024
Đắk Lắk nâng tầm Nông nghiệp: Xuất khẩu vượt kỳ vọng và cơ hội từ Hiệp định RCEP 20-12-2024
Viện Nghiên cứu Kinh tế ASEAN và Đông Á (ERIA) nhận định về mức độ hội nhập vào chuỗi giá trị toàn cầu của ASEAN và Ấn Độ 20-12-2024
Canada thúc đẩy hợp tác kinh tế - thương mại – năng lượng với khu vực Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương và ASEAN 20-12-2024