Underline menu menu close

Viện Nghiên cứu Kinh tế ASEAN và Đông Á (ERIA) nhận định về mức độ hội nhập vào chuỗi giá trị toàn cầu của ASEAN và Ấn Độ

03:23 - 20/12/2024

ERIA thực hiện nghiên cứu về hội nhập chuỗi giá trị toàn cầu (GVC) trong sản xuất giữa Ấn Độ và ASEAN, tập trung đặc biệt vào đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) là động lực chính thúc đẩy tăng cường hội nhập GVC.

Picture20

(Nguồn ảnh: UNStats)

Theo ERIA, vai trò của Ấn Độ trong nền kinh tế toàn cầu đã gia tăng nhanh chóng, mặc dù phần lớn tăng trưởng lấy động lực từ nhu cầu nội địa. Mặc dù vậy, Ấn Độ đã đạt được tiến bộ đáng kể trong việc hội nhập GVC, và vẫn còn tiềm năng đáng kể để khai thác nhu cầu bên ngoài nếu Ấn Độ nâng cao năng lực cạnh tranh quốc tế và hội nhập sâu hơn vào chuỗi cung ứng toàn cầu.

Nghiên cứu của ERIA đánh giá sự tham gia và mức độ hội nhập vào GVC của Ấn Độ và ASEAN, trên góc độ song phương và toàn cầu, đề xuất các khuyến nghị chính sách nhằm thúc đẩy năng lực cạnh tranh thương mại trong sản xuất trong khu vực và trên quy mô toàn cầu. Phân tích đầy đủ dữ liệu tham gia GVC cung cấp cái nhìn sâu sắc về cách Ấn Độ đang xuất khẩu và nhập khẩu hàng hóa trung gian để cung cấp cho xuất khẩu của các quốc gia khác. Dữ liệu song phương giúp đánh giá mức độ hội nhập vào chuỗi giá trị cùng với các đối tác thương mại khác nhau. Quỹ đạo GVC của Ấn Độ cho thấy nước này đang bứt phá bằng cách tăng thêm giá trị cho GVC, trong khi sự phụ thuộc của Ấn Độ vào giá trị gia tăng mang yếu tố nước ngoài đã giảm do dòng vốn FDI bền vững đã củng cố chuỗi cung ứng nội địa. Mặt khác, ASEAN vẫn giữ mức tham gia GVC ổn định nhưng lại phụ thuộc rất nhiều vào Trung Quốc, đặc biệt là nhập khẩu, phản ánh sự tham gia bằng liên kết ngược (backward participation) trong GVC với Trung Quốc.

Trong khi ASEAN hội nhập sâu hơn vào các chuỗi giá trị khu vực và toàn cầu, Ấn Độ đã từng bước cải thiện mức độ hội nhập vào GVC. Tuy nhiên, hội nhập của Ấn Độ vẫn chưa đồng đều, và mức độ hội nhập của ASEAN với các nền kinh tế phát triển lớn đã suy giảm sau khi đạt đỉnh vào cuối những năm 2000. Trong cùng thời gian đó, mức độ hội nhập của ASEAN với Ấn Độ đã tăng lên, mặc dù “vai trò trung tâm của Trung Quốc” vẫn chiếm ưu thế trong các GVC của ASEAN.

Mặc dù FDI đổ vào Ấn Độ đã tăng lên ở nhiều ngành sản xuất, nhưng tăng trưởng lớn nhất là trong ngành công nghệ thông tin và truyền thông (ICT), dịch vụ tài chính và dịch vụ chuyên nghiệp, đặc biệt là hoạt động tham gia GVC bằng liên kết xuôi (forward participation). Tuy nhiên, một mình FDI đổ vào lĩnh vực ICT có thể chưa đủ cho nhu cầu tạo việc làm và nâng cao thu nhập của Ấn Độ, vì FDI sản xuất sẽ tạo ra nhiều việc làm hơn ở nhiều cấp độ kỹ năng khác nhau của người lao động. Xu hướng giảm rủi ro chuỗi cung ứng khỏi Trung Quốc hiện nay mở ra cơ hội mới cho cả Ấn Độ và ASEAN. Ngoài ra, những thay đổi trong chính sách thương mại tại các thị trường phát triển lớn như Hoa Kỳ và EU, hiện nay ưu tiên chuỗi cung ứng đa dạng và linh hoạt, cùng với sự trỗi dậy của các trung tâm sản xuất mới tại Ấn Độ, Nam Á, Tây Á và Châu Phi, mang lại cho ASEAN cơ hội để đa dạng hóa các mối liên kết thương mại. Thời điểm này đặt ra cơ hội cho ASEAN để điều chỉnh bản đồ GVC bằng cách gia tăng hội nhập với Ấn Độ, đặc biệt trong nền kinh tế số đang nổi lên.
Chìa khóa để hội nhập sâu hơn vào GVC và nâng cao chất lượng thương mại nằm ở việc thúc đẩy đầu tư FDI song phương nhiều hơn giữa Ấn Độ và ASEAN. Việc xác định các lĩnh vực bổ sung cho nhau trong sản xuất và nền kinh tế số, cùng với việc nâng cao năng lực sẽ đóng vai trò rất quan trọng để thúc đẩy quan hệ kinh tế Ấn Độ - ASEAN./.

Nguồn: Nghiên cứu “GVC Mapping for ASEAN and India: Trade Prospects in the Current Economy and Goods of the Future” của ERIA

Tổng số bài đăng 312.

Tiêu đề Ngày
Thúc đẩy kinh tế thương mại các tỉnh biên giới phía Bắc Việt Nam với thị trường Trung Quốc: Tận dụng Hiệp định RCEP 20-12-2024
Tài chính xanh trong ASEAN+3: Cân bằng giữa phát triển bền vững và ổn định tài chính 20-12-2024
Hợp tác kinh tế ASEAN – Liên bang Nga: duy trì liên kết thương mại trong bối cảnh khó khăn 20-12-2024
Phiên họp Ủy ban tham vấn chung về tạo thuận lợi thương mại lần thứ 31 (ATF-JCC 31) sẽ diễn ra từ ngày 19 đến 21 tháng 02 năm 2025 tại Kuala Lumpur, Malaysia 20-12-2024
Hội nghị Quan chức Kinh tế Cao cấp ASEAN hẹp (SEOM Retreat) 2025 20-12-2024
Thế giới đa cực là một trong những xu hướng lớn ASEAN cần tham khảo để hướng tới Cộng đồng Kinh tế ASEAN sau năm 2025 tầm nhìn năm 2045 20-12-2024
Tiềm năng ngành bán dẫn và vị trí của ASEAN 20-12-2024
Đắk Lắk nâng tầm Nông nghiệp: Xuất khẩu vượt kỳ vọng và cơ hội từ Hiệp định RCEP 20-12-2024
Viện Nghiên cứu Kinh tế ASEAN và Đông Á (ERIA) nhận định về mức độ hội nhập vào chuỗi giá trị toàn cầu của ASEAN và Ấn Độ 20-12-2024
Canada thúc đẩy hợp tác kinh tế - thương mại – năng lượng với khu vực Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương và ASEAN 20-12-2024