Tổng số bài đăng 316.
Việc tận dụng các hiệp định như Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện Khu vực (RCEP) bên cạnh các công tác đảm bảo thực thi hiệu quả điều khoản, còn phụ thuộc rất lớn vào thúc đẩy giao thương biên giới giữa các nước thành viên hiệp định. Đối với Việt Nam, việc thúc đẩy thương mại biên giới giữa các tỉnh miền núi phía Bắc và Trung Quốc sẽ là nhân tố quan trọng trong việc thúc đẩy và chứng minh sự quan trọng và tính hiệu quả của RCEP trong thúc đẩy hợp tác thương mại.
Giới thiệu
Khu vực biên giới phía Bắc Việt Nam đóng vai trò quan trọng trong việc kết nối giao thương với Trung Quốc – đối tác thương mại lớn nhất của Việt Nam. Việc tận dụng Hiệp định Đối tác Toàn diện Khu vực (RCEP) mang lại những cơ hội lớn để thúc đẩy kinh tế thương mại, gia tăng khả năng cạnh tranh và tăng trưởng bền vững cho khu vực này.
Tiềm năng hợp tác kinh tế thương mại với Trung Quốc
Trung Quốc được xem là một trong những thị trường lớn nhất thế giới, đặc biệt ở các ngành nông nghiệp, chế biến thực phẩm, và sản xuất hàng tiêu dùng. Khu vực biên giới phía Bắc Việt Nam, bao gồm các tỉnh Lạng Sơn, Quảng Ninh, và Cao Bằng, đã xây dựng hạ tầng giao thông và các cửa khẩu quốc tế như HỾfu NỬghi và Móng Cái, mở ra nhiều cơ hội giao thương và xuất nhập khẩu.
Hiệp định RCEP, có hiệu lực từ năm 2022, giảm thiểu thuế quan và tăng cường hợp tác kinh tế giữa 15 quốc gia, bao gồm Trung Quốc và Việt Nam. Nhờ vị trí địa lý đặc thù, khu vực biên giới phía Bắc có khả năng trở thành điểm trung chuyển quan trọng trong chuỗi cung ứng khu vực.
Tận dụng cơ hội từ RCEP
Hiệp định RCEP đem lại lợi thế làm giảm đáng kể thuế nhập khẩu với nhiều mặt hàng, đáp ứng nhu cầu xuất nhập khẩu của khu vực biên giới. Các mặt hàng nông sản như lúa gạo, hoa quả, và thực phẩm chế biến đầy tiềm năng tiếp cận thị trường Trung Quốc với chi phí thấp hơn.
Bên cạnh đó, RCEP tạo điều kiện thuân lợi cho doanh nghiệp đầu tư vào khu vực biên giới phía Bắc, đặc biệt là trong các ngành công nghiệp chế biến và logistics. Việc xây dựng các khu công nghiệp gần cửa khẩu được kỳ vọng thu hút nguồn đầu tư nước ngoài, tăng cường năng lực sản xuất và xuất khẩu. Trong đó, tỉnh Lào Cai là một ví dụ điển hình khi Lào Cai được xác định là cửa ngõ kết nối Việt Nam và các nước ASEAN với Trung Quốc, nằm ở vị trí trung tâm khu vực trung du, miền núi phía Bắc, thuộc khu vực hai hành lang kinh tế lớn: Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh và Lào Cai - Hà Nội - Lạng Sơn. Với vị trí địa kinh tế, địa chính trị quan trọng, Lào Cai có tiềm năng trở thành trung tâm kết nối giao thương đường bộ giữa Việt Nam và các nước ASEAN với vùng Tây Nam Trung Quốc, và xa hơn nữa là Đông Âu. Để hiện thực hóa mục tiêu này, Lào Cai chú trọng đầu tư hạ tầng logistics, kho bãi, đặc biệt tại Khu kinh tế cửa khẩu Lào Cai, tạo thuận lợi cho lưu thông hàng hóa và khai thác hiệu quả kinh tế cửa khẩu. Giai đoạn 2021-2025, tỉnh dự kiến đầu tư xây dựng trung tâm logistics Kim Thành - Bản Vược tại huyện Bát Xát, kết nối với đường cao tốc Nội Bài - Lào Cai, các cảng thủy nội địa, ga đường sắt, cảng cạn và các khu công nghiệp.
Tương lai của Lào Cai và khu vực biên giới phía Bắc có thể trở thành các trung tâm logistic và chuỗi cung ứng kết nối khu vực đông nam Trung Quốc với các thành phố lớn của Việt Nam như Hà Nội và TP.HCM. Sự hợp tác này giúp giảm chi phí vận chuyển và gia tăng tính cạnh tranh cho doanh nghiệp hai bên.
Thách thức và giải pháp
1. Cải thiện hạ tầng giao thông
Hạ tầng giao thông liên kết với các tỉnh thuộc thuộc vùng miền núi biên giới phái bắc Việt Nam, mặc dù đã được cải thiện đáng kể với các hạ tầng giao thông cấp tiến như cao tốc Hà Nội – Lào Cai và hệ thống đường quốc lộ liên tục được nâng cấp, việc di chuyển và đảm bảo giao thông giữa khu vực này với các vùng lân cận vẫn là thách thức khi đây là khu vực có địa lý phức tạp nhiều núi đồi. Do vậy, hạ tầng giao thông ở khu vực biên giới vẫn cần được lưu tâm nâng cấp từ Chính phủ để đáp ứng nhu cầu gia tăng lưu lượng hàng hóa. Các dự án như đường cao tốc Hòa Bình – Mộc Châu – Cao Bằng được khởi công hay công tác nâng cấp các cửa khẩu là cần thiết.
2. Nâng cao năng lực doanh nghiệp và tăng cường hợp tác song phương
Các doanh nghiệp ở khu vực biên giới cần được hỗ trợ đào tạo, chuyển giao công nghệ, và tăng cường khả năng tiếp cận thông tin thị trường. Đây là công tác cần thiết để giảm thiểu rủi ro, đồng thời hướng tới phát triển bền vững, trong đó các tỉnh biên giới miền núi phía Bắc cần đa dạng hóa thị trường, đảm bảo giao thương biên giới tiếp tục phát triển nhưng không được quá phụ thuộc vào thị trường Trung Quốc thông qua nâng cao chất lượng sản phẩm và dịch vụ, tăng cường hợp tác với các địa phương trong và ngoài nước. Chính phủ Việt Nam và Trung Quốc cần tăng cường hợp tác về thông quan hàng hóa, tháo gỡ các rào cản phi thuế quan, và xây dựng môi trường kinh doanh minh bạch, thân thiện. Hiện nay, chính phủ Việt Nam, đặc biệt là Bộ Công Thương, vẫn tiếp tục tăng cường triển khai các hoạt động tăng cường sự nhận biết, chia sẻ thông tin và kinh nghiệm tận dụng hiệp định RCEP nói riêng và nhiều hiệp định khác tại các khu vực trọng điểm như các tỉnh biên giới phía Bắc nhằm tăng cường việc tận dụng và hưởng lợi từ các hiệp định mà Việt Nam là thành viên.
Kết luận
Việc tận dụng Hiệp định RCEP mang lại nhiều cơ hội để thúc đẩy kinh tế thương mại các tỉnh biên giới phía Bắc Việt Nam với Trung Quốc. Tuy nhiên, để khai thác hiệu quả các lợi thế này, cần sự phối hợp chặt chẽ giữa chính phủ, doanh nghiệp, và các đối tác quốc tế.