Tổng số bài đăng 27.
Thời gian: 04/2021
Đơn vị thực hiện: OECD
Ngày càng có nhiều ghi nhận trên toàn cầu cho thấy những nỗ lực phục hồi sau tác động kinh tế của đại dịch COVID-19 cũng cần phải chú trọng tới việc góp phần giảm phát thải và cải thiện hiệu suất môi trường của nền kinh tế. Điều này đúng trong khu vực ASEAN, khi mà Khung Phục hồi Toàn diện ASEAN (ACRF) hướng tới quá trình chuyển đổi sang nền kinh tế xanh và tuần hoàn. Sự xanh hóa của các doanh nghiệp vừa và nhỏ là một thành phần thiết yếu của quá trình phục hồi xanh. Các doanh nghiệp vừa và nhỏ chiếm phần lớn các doanh nghiệp trên toàn thế giới và họ phải đối mặt với những thách thức đặc biệt trong việc áp dụng các giải pháp xanh. Một trong số chúng là những vấn đề mà các doanh nghiệp vừa và nhỏ phải đối mặt ở phạm vi rộng hơn như tiếp cận tài chính, rào cản pháp lý và thiếu hụt thông tin. Ngoài ra còn có những rào cản khác đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ trong quá trình tìm cách xanh hóa, trong đó phải kể đến khó khăn trong việc tiếp cận những kỹ thuật và công nghệ phù hợp nhất trong một tình huống nhất định, những cách tối ưu để tiếp cận chúng là gì và làm thế nào để đảm bảo rằng chúng có thể nâng cao khả năng cạnh tranh kinh tế.
Khi các nền kinh tế trong ASEAN tiếp tục tăng trưởng và phát triển, các doanh nghiệp vừa và nhỏ vẫn là động lực chính của tăng trưởng kinh tế. Đảm bảo tăng trưởng xanh, và các doanh nghiệp vừa và nhỏ là một phần của sự tăng trưởng đó, sẽ giúp các nền kinh tế cạnh tranh tốt hơn trên trường quốc tế, tăng cường tiếp cận thị trường xuất khẩu và chuỗi giá trị toàn cầu, cải thiện khả năng cạnh tranh kinh doanh và chất lượng cuộc sống.
Bản mềm Tài liệu (tiếng Anh) được đính kèm dưới đây.