Tổng số bài đăng 27.
Tiêu đề | Ngày |
---|
Thời gian: 14/3/2022
Đơn vị thực hiện: Viện Nghiên cứu Kinh tế ASEAN và Đông Á (ERIA)
Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện Khu vực (RCEP) được ký kết vào năm 2020 đã trở thành hiệp định thương mại tự do lớn nhất trên thế giới. RCEP tạo điều kiện giải phóng nguồn lực khổng lồ cho thương mại và đầu tư, đồng thời tạo ra các hoạt động chuỗi giá trị toàn cầu và khu vực năng động. Đây là một khuôn khổ cực kỳ quan trọng cho thương mại toàn cầu và chủ nghĩa khu vực, đặc biệt là trong bối cảnh bất ổn hiện nay và các chính sách hướng nội do đại dịch COVID-19. RCEP tạo ra động lực cho thương mại và đầu tư toàn cầu và hỗ trợ chủ nghĩa khu vực mở.
Tuy nhiên, RCEP vẫn chưa được nhiều người hiểu rõ về các đặc điểm, cam kết, tác động có thể xảy ra và sự khác biệt của nó với các FTA khác. Nghiên cứu của ERIA lần này đánh giá các yếu tố khác nhau của hiệp định và các tác động tiềm tàng đối với hội nhập kinh tế trong khu vực. Nghiên cứu nêu bật các đặc điểm chính của hiệp định và chứng minh làm thế nào những điều này có thể tăng cường hội nhập khu vực. Tác động đối với các doanh nghiệp, các vấn đề biên giới và thiếu năng lực trong nước của một số thành viên RCEP cũng được đánh giá. Ngoài ra, một số ý kiến thảo luận về cách thức thực thi Hiệp định trong bối cảnh phục hồi COVID-19 cũng được nêu ra.
Cuốn sách này là tài liệu tham khảo quan trọng cho các nhà nghiên cứu và sinh viên ngành thương mại quốc tế và các đối tượng liên quan.
Bản mềm Cuốn sách (Tiếng Anh) được đính kèm tại đây.
Nguồn: Trung tâm WTO
Tổng số bài đăng 27.
Tiêu đề | Ngày |
---|
Bộ Công Thương
Vụ Chính sách Thương mại Đa biên
Điện thoại
Fax
Miễn trừ trách nhiệm: Tất cả thông tin trên trang web này chỉ nhằm mục đích tham khảo và không thay thế cho các tư vấn về mặt pháp lý. Người dùng hoàn toàn chịu trách nhiệm pháp lý cho các thông tin mà mình sử dụng. Người dùng được khuyến cáo trước khi sử dụng nguồn thông tin lấy từ trang web cần tham khảo ý kiến tư vấn chuyên môn từ các cơ quan liên quan.
Trang web được xây dựng theo Nguyên tắc về Nội dung Web Tiếp cận WCAG 2.0
Bộ Công Thương Việt Nam. Đã đăng kí bản quyền.
Bạn đã tìm thấy những gì bạn đang tìm kiếm chưa?
Chúng tôi có thể hỏi bạn thêm một số câu hỏi để giúp cải thiện VNTR không?
0 của 12 Đã trả lời