Tổng số bài đăng 33.
Thời gian: 03/2021
Đơn vị thực hiện: Quỹ Châu Á Thái Bình Dương Canada
Khi dịch bệnh COVID-19 tiếp tục lây lan trên toàn thế giới, nền kinh tế toàn cầu rơi vào suy thoái. Trong tình thế thiếu thốn việc phân bổ vắc-xin rộng rãi và đúng mục đích, các biện pháp phòng ngừa được thực hiện để hạn chế sự lây lan và mức độ nghiêm trọng của dịch bệnh, ở một mức độ lớn, đã hạn chế sự di chuyển và hoạt động kinh tế của người dân, khiến nhiều nền kinh tế rơi vào suy thoái. Giống như các khu vực khác trên toàn thế giới, ASEAN cũng phải chịu tác động của COVID-19 lên sức khỏe, nền kinh tế và hệ thống phúc lợi chung của người dân.
Trong đó, lĩnh vực thương mại nông nghiệp và thực phẩm đóng một vai trò quan trọng trong nền kinh tế, sức khỏe và hạnh phúc của xã hội. Trong bối cảnh đó, Quỹ Châu Á Thái Bình Dương của Canada phối hợp với Hội nghị quan chức cao cấp của Các Bộ trưởng Nông lâm nghiệp ASEAN (SOM-AMAF), đã thực hiện một nghiên cứu tổng quan về tác động của đại dịch đối với thương mại nông nghiệp và thực phẩm ở ASEAN. Nghiên cứu này đánh giá và thảo luận về các cách thức và phương tiện hạn chế tác động bất lợi của đại dịch COVID-19 đối với an ninh lương thực và sự gián đoạn đối với các chuỗi giá trị thương mại và nông sản lương thực trong khu vực ASEAN. Nghiên cứu xác định ba danh mục hành động - hành động ngay lập tức, hành động ngắn hạn và nỗ lực lâu dài - để hướng dẫn chính sách khu vực của ASEAN về phục hồi sau COVID-19. Các quan điểm được thể hiện trong nghiên cứu là quan điểm của các chuyên gia tư vấn và không nhất thiết phản ánh quan điểm của Ban Thư ký ASEAN hoặc SOM AMAF.
Bản mềm Tài liệu (tiếng Anh) được đính kèm tại đây.