Tổng số bài đăng 316.
Thương vụ Việt Nam tại Thụy Điển cho biết, trong thời gian tới, tất cả các hiệp định thương mại tự do sẽ dần dần được dịch sang tất cả các ngôn ngữ của EU.
ROSA đã được đổi mới hoàn toàn với giao diện mới và các câu hỏi đơn giản sẽ giúp doanh nghiệp thực hiện quy trình đánh giá nguồn gốc sản phẩm của mình chỉ bằng vài cú nhấp chuột. Công cụ này đã được sắp xếp hợp lý hơn nữa để chỉ hiển thị thông tin có liên quan đến sản phẩm.
ROSA là gì?
Công cụ tự đánh giá Quy tắc xuất xứ (ROSA) hướng dẫn doanh nghiệp về các quy tắc xuất xứ áp dụng cho sản phẩm của họ trong một Hiệp định thương mại cụ thể, với các câu hỏi đơn giản để thực hiện tự đánh giá nhằm xác định xem sản phẩm của họ có tuân thủ các quy tắc đó hay không và do đó có thể đủ tiêu chuẩn để được ưu đãi về thuế quan hay không. Giải thích rõ ràng, ví dụ và liên kết đến các văn bản pháp lý có liên quan có sẵn trên toàn bộ công cụ.
ROSA cũng có hướng dẫn rõ ràng về tài liệu cần thiết làm bằng chứng xuất xứ để được hưởng ưu đãi thuế quan.
Để truy cập ROSA, đề nghị truy cập My Trade Assistant và nhập sản phẩm, quốc gia xuất khẩu và nhập khẩu của bạn và khi nhận được kết quả, bạn có thể nhấp vào Tự đánh giá quy tắc xuất xứ (ROSA) ở menu bên trái để truy cập công cụ.
Lưu ý với doanh nghiệp
Theo Quy định Quy tắc xuất xứ hàng hóa trong Hiệp định Thương mại tự do giữa Việt Nam và Liên minh châu Âu Hiệp định EVFTA quy định 3 phương pháp để xác định xuất xứ của một hàng hóa, bao gồm: (i) hàng hóa có xuất xứ thuần túy; (ii) hàng hóa được gia công hoặc chế biến đáng kể; và (iii) quy tắc cụ thể đối với từng mặt hàng (PSR).
Bên cạnh đó, quy tắc cộng gộp cho phép Việt Nam và các nước thuộc EU được coi nguyên liệu của một hoặc nhiều nước thành viên khác như là nguyên liệu của nước mình khi sử dụng nguyên liệu đó để sản xuất ra một hàng hóa có xuất xứ EVFTA.
Trong EVFTA, Quy tắc xuất xứ được sử dụng cho mục đích xác định hàng hóa có đủ điều kiện cho hưởng ưu đãi thuế quan của EVFTA không. Do đó, doanh nghiệp muốn được hưởng ưu đãi thuế quan trọng EVFTA khi xuất hàng sang Đức hoặc nhập hàng hóa từ Đức về Việt Nam đều cần chú ý nghiên cứu và đáp ứng các Quy tắc xuất xứ liên quan đến hàng hóa của mình.
Về cơ bản, Quy tắc xuất xứ trong EVFTA có nhiều điểm tương đồng với Quy tắc xuất xứ của GSP nên sẽ không gây nhiều bỡ ngỡ cho các doanh nghiệp đã từng đáp ứng được GSP khi xuất khẩu sang thị trường Đức. Tuy nhiên, Quy tắc xuất xứ của EVFTA vẫn có một số điểm khác, một số linh hoạt hơn trong việc áp dụng, do đó doanh nghiệp cần nghiên cứu kỹ từng nội dung để đáp ứng cho đúng và đầy đủ.
Lưu ý là việc đáp ứng Quy tắc xuất xứ phải được thực hiện ngay từ đầu (ví dụ từ khâu chọn nguồn nguyên phụ liệu, thu thập chứng nhận xuất xứ của nguyên phụ liệu, lưu trữ chứng từ chứng minh...) nên doanh nghiệp phải quan tâm đến vấn đề này sớm để sắp xếp nguồn cung quy trinh sản xuất cần đáp ứng, không nên để đến thời điểm xuất/nhập hàng mới tìm hiểu.