Tổng số bài đăng 288.
Theo đó, EU đã chính thức đưa các loại bún, miến, phở ra khỏi danh mục quy định yêu cầu bổ sung dụng giấy Chứng nhận An toàn thực phẩm theo Phụ lục 2 Quy định số (EU) 2021/2246 sửa đổi bổ sung Quy định (EU) 2019/1793.
EU tiếp tục duy trì việc yêu cầu bổ sung Giấy chứng nhận an toàn thực phẩm với các lô hàng mỳ ăn liền có nguồn gốc từ Việt Nam trong thành phần có chứa gia vị và một số nguyên liệu, phụ gia khác. EU vẫn tiếp tục duy trì Thanh long trong danh mục yêu cầu bổ sung dụng giấy Chứng nhận An toàn thực phẩm theo Phụ lục 2 Quy định số (EU) 2021/2246 sửa đổi bổ sung Quy định (EU) 2019/1793, với lý do Thanh long vẫn còn nguy cơ cao an toàn thực phẩm và tần suất các lô hàng bị cảnh báo chưa có nhiều tiến bộ. Các nhóm rau gia vị vẫn bị duy trì tần suất kiểm tra tại biên giới EU là 50%.
Như vậy, từ ngày 3 tháng 7 năm 2022, các lô hàng bún miến phở xuất khẩu sang EU không cần bổ sung giấy Chứng nhận an toàn thực phẩm do Bộ Công Thương cấp và cũng không bị kiểm soát tại cửa khẩu của EU. Nhóm mỳ ăn liền chứa gia vị và nước sốt (HS 1902 30 10 30) vẫn cần giấy chứng nhận của Bộ Công Thương.
Chi tiết tham khảo tại đường link: https://eur-lex.europa.eu/legal-content/EN/TXT/?uri=uriserv%3AOJ.L_.2022.158.01.0001.01.ENG&toc=OJ%3AL%3A2022%3A158%3ATOCac
Việc Bộ Công Thương kịp thời thành lập bộ phận cấp giấy chứng nhận an toàn thực phẩm với nhóm bún miến phở và những chỉ đạo kịp thời của Bộ với những lập luận thực tế, sự phối hợp hiệu quả của các Thương vụ Việt Nam tại Khu vực châu Âu, EU đã ghi nhận sự kiểm soát an toàn thực phẩm của Bộ Công Thương và Việt Nam và có những sửa đổi nhất định về quy định kiểm soát khẩn cấp thực phẩm.
Nguồn: Thương vụ Việt Nam tại Bỉ, Luxembourg và EU