Underline menu menu close

ASEAN vượt Mỹ và Liên minh châu Âu trở thành thị trường xuất khẩu lớn nhất của Trung Quốc

03:03 - 08/09/2023

Theo Bloomberg, thị trường xuất khẩu lớn nhất của Trung Quốc không còn là Mỹ và Liên minh châu Âu nữa, hiện đã bị các nước Đông Nam Á vượt qua.

58badd4e3003d95d8012
ASEAN đã thay thế Mỹ và Liên minh châu Âu trở thành thị trường xuất khẩu lớn nhất của Trung Quốc

Bloomberg trích dẫn dữ liệu trung bình 12 tháng do HSBC Holdings Plc tổng hợp cho thấy kim ngạch xuất khẩu của Trung Quốc sang các nước ASEAN đã vượt qua xuất khẩu sang Mỹ và Liên minh châu Âu.

Theo số liệu từ Tổng cục Hải quan Trung Quốc, 7 tháng đầu năm 2023, ASEAN tiếp tục là đối tác thương mại lớn nhất của Trung Quốc. Tổng giá trị thương mại giữa Trung Quốc và ASEAN là 3.590 tỉ NDT, tăng 2,8%, chiếm 15,3% tổng giá trị ngoại thương của Trung Quốc. Trong đó, Trung Quốc xuất khẩu sang ASEAN là 2.110 tỉ NDT, tăng 4,7%; Trung Quốc nhập khẩu từ ASEAN là 1.480 tỉ NDT, tăng 0,2%. Nếu tính bằng đồng USD, tổng giá trị thương mại giữa Trung Quốc và ASEAN là 519,0 tỉ USD, giảm 3,8%. Trong đó, xuất khẩu đạt 304,85 tỉ USD, giảm 2,0%; nhập khẩu đạt 214,14 tỉ USD, giảm 6,3%.

Trong số các nước thành viên ASEAN, 3 đối tác thương mại hàng đầu với Trung Quốc là Việt Nam, Malaysia và Indonesia.

Ông Frederic Neumann, Chuyên gia kinh tế trưởng khu vực Châu Á của HSBC, cho rằng sự thay đổi này chủ yếu là do Hiệp định Đối tác kinh tế toàn diện khu vực (RCEP) do Trung Quốc chủ trì, khu vực thương mại tự do lớn nhất và tiềm năng nhất đã chính thức được ra mắt và có hiệu lực năm ngoái, đánh dấu sự ra đời chính thức của khu vực mậu dịch tự do có dân số đông nhất, quy mô thương mại lớn nhất và có tiềm năng phát triển nhất.

Frederic Neumann cũng cho rằng đây cũng là bằng chứng cho thấy sự tái cấu trúc chuỗi cung ứng toàn cầu - ngày càng nhiều linh kiện từ Trung Quốc đang được chuyển đến Đông Nam Á để lắp ráp lần cuối trước khi xuất khẩu sang các nơi khác trên thế giới.

Bloomberg cho biết, mối quan hệ chặt chẽ hơn giữa Trung Quốc và ASEAN thậm chí có thể đóng vai trò giúp ổn định thương mại toàn cầu vào thời điểm nhu cầu tại các thị trường phát triển đang sụt giảm, do thị trường xuất khẩu lớn nhất của ASEAN cũng là Trung Quốc.

“Nói tóm lại, hành lang thương mại Trung Quốc-ASEAN là một trong những hành lang thương mại quan trọng ở châu Á và thế giới, thương mại nội bộ châu Á đang phát huy tác dụng”, ông Neumann nói.

Khai mạc đàm phán vòng 3 về Khu vực mậu dịch tự do Trung Quốc - ASEAN phiên bản 3.0 tại Côn Minh từ 24 đến 27/6/2023 (Ảnh: Guancha).

Ngày 13/7, Văn phòng Thông tin Quốc Vụ viện Trung Quốc đã tổ chức họp báo về xuất nhập khẩu nửa đầu năm 2023. Ông Lã Đại Lương (Lu Daliang), người phát ngôn của Tổng cục Hải quan kiêm Vụ trưởng Vụ Thống kê và Phân tích, giới thiệu tại cuộc họp báo ASEAN với tư cách một thể hoàn chỉnh, là đối tác thương mại lớn nhất của Trung Quốc. Trong nửa đầu năm nay, xuất nhập khẩu của Trung Quốc với ASEAN là 3.080 tỉ NDT (421 tỉ USD), tăng 5,4% so với cùng kỳ năm ngoái, chiếm 15,3% tổng kim ngạch xuất nhập khẩu trong nửa đầu năm của Trung Quốc và tăng 0,5 điểm phần trăm so với cùng kỳ năm trước.

asean_trung_quoc
Khai mạc đàm phán vòng 3 về Khu vực mậu dịch tự do Trung Quốc - ASEAN phiên bản 3.0 tại Côn Minh từ 24 đến 27/6/2023

Lã Đại Lương cho rằng Trung Quốc và ASEAN là đối tác thương mại lớn nhất của nhau; với việc tới đây nhất thể hóa kinh tế khu vực ngày càng sâu rộng, các lĩnh vực hợp tác sẽ ngày càng mở rộng, giao lưu mậu dịch sẽ ngày càng thông suốt, có nền tảng hợp tác vững chắc hơn, thương mại giữa hai bên dự kiến sẽ tiếp tục duy trì tình hình tốt đẹp.

Vào cuối tháng 8, tại Hội nghị Bộ trưởng Kinh tế và Thương mại Trung Quốc - ASEAN (10+1) lần thứ 22 được tổ chức tại Indonesia, hai bên đã thảo luận về việc làm sâu sắc hơn hợp tác kinh tế và thương mại, thực hiện thỏa thuận RCEP chất lượng cao, tăng cường kết nối chuỗi cung ứng chuỗi công nghiệp khu vực. Hai bên đã trao đổi quan điểm sâu sắc về các vấn đề hợp tác kinh tế, thương mại trọng điểm trong khu vực và quốc tế, đạt được sự đồng thuận trên nhiều mặt.

Hai bên nhất trí đồng ý tăng cường hơn nữa quan hệ đối tác chiến lược toàn diện Trung Quốc-ASEAN, không ngừng mở rộng quy mô thương mại và đầu tư, đẩy nhanh xây dựng Khu vực thương mại tự do Trung Quốc-ASEAN phiên bản 3.0, nâng cao mức độ hội nhập kinh tế khu vực và tích cực mở rộng khu vực như kinh tế số, thương mại điện tử, phát triển xanh...Hợp tác xây dựng cộng đồng Trung Quốc - ASEAN chung vận mệnh chặt chẽ hơn.

Tổng số bài đăng 312.

Tiêu đề Ngày
Thúc đẩy kinh tế thương mại các tỉnh biên giới phía Bắc Việt Nam với thị trường Trung Quốc: Tận dụng Hiệp định RCEP 20-12-2024
Tài chính xanh trong ASEAN+3: Cân bằng giữa phát triển bền vững và ổn định tài chính 20-12-2024
Hợp tác kinh tế ASEAN – Liên bang Nga: duy trì liên kết thương mại trong bối cảnh khó khăn 20-12-2024
Phiên họp Ủy ban tham vấn chung về tạo thuận lợi thương mại lần thứ 31 (ATF-JCC 31) sẽ diễn ra từ ngày 19 đến 21 tháng 02 năm 2025 tại Kuala Lumpur, Malaysia 20-12-2024
Hội nghị Quan chức Kinh tế Cao cấp ASEAN hẹp (SEOM Retreat) 2025 20-12-2024
Thế giới đa cực là một trong những xu hướng lớn ASEAN cần tham khảo để hướng tới Cộng đồng Kinh tế ASEAN sau năm 2025 tầm nhìn năm 2045 20-12-2024
Tiềm năng ngành bán dẫn và vị trí của ASEAN 20-12-2024
Đắk Lắk nâng tầm Nông nghiệp: Xuất khẩu vượt kỳ vọng và cơ hội từ Hiệp định RCEP 20-12-2024
Viện Nghiên cứu Kinh tế ASEAN và Đông Á (ERIA) nhận định về mức độ hội nhập vào chuỗi giá trị toàn cầu của ASEAN và Ấn Độ 20-12-2024
Canada thúc đẩy hợp tác kinh tế - thương mại – năng lượng với khu vực Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương và ASEAN 20-12-2024