Underline menu menu close

Việt Nam phê duyệt Hiệp định Thương mại dịch vụ ASEAN

09:27 - 03/11/2021

Ngày 18/10/2021, Chính phủ Việt Nam đã ban hành Nghị quyết số 131/NQ-CP phê duyệt Hiệp định Thương mại dịch vụ ASEAN (ATISA). Đồng thời, giao Bộ Kế hoạch và Đầu tư chủ trì, phối hợp với các Bộ, cơ quan liên quan tổ chức triển khai hiệp định sau khi có hiệu lực.

Theo đó, các cơ quan phối hợp xây dựng Danh mục các biện pháp không tương thích (NCM) trên cơ sở Gói cam kết dịch vụ thứ 10 (Hiệp định khung ASEAN về dịch vụ) đảm bảo quyền và lợi ích của Việt Nam và các cam kết của Việt Nam với ASEAN; chủ động rà soát, sửa đổi, bổ sung các văn bản quy phạm pháp luật để thực hiện Hiệp định ATISA.

Hiệp định ATISA được các Bộ trưởng Kinh tế của 7 nước thành viên ASEAN ký vào ngày 23/4/2019 trong khuôn khổ Hội nghị Bộ trưởng Kinh tế ASEAN lần thứ 25 (AEM Retreat). Sau đó, ATISA lần lượt được ký kết bởi Myanmar (3/8/2019) và Việt Nam (9/2019). Philippines là thành viên ASEAN cuối cùng ký ATISA vào ngày 7/10/2020. ATISA được coi là một bước tiến mới trong quá trình hội nhập dịch vụ ASEAN. Khi có hiệu lực, Hiệp định này sẽ thay thế Hiệp định khung ASEAN về Dịch vụ (AFAS) có hiệu lực từ năm 1995, đồng thời làm sâu sắc thêm quá trình hội nhập và tự do hóa các ngành dịch vụ trong khu vực. ATISA được kỳ vọng sẽ thúc đẩy thương mại dịch vụ trong khu vực và nâng cao năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp xuất khẩu dịch vụ trong ASEAN.

Về nguyên tắc, ATISA thiết lập các khuôn khổ để thực hiện các cam kết tự do hóa từ AFAS, giảm các rào cản phân biệt đối xử giữa các nhà cung cấp dịch vụ, tạo nền tảng pháp lý vững chắc và cơ chế minh bạch hơn cho thương mại dịch vụ trong khu vực. ATISA áp dụng cách tiếp cận "chọn bỏ” mà theo đó, tất cả các lĩnh vực dịch vụ được coi là tự do hóa. Sau đó, một Quốc gia sẽ chỉ liệt kê những ngành/phân ngành mà Quốc gia đó đã thực hiện các biện pháp mà Quốc gia đó cho là trái với các nghĩa vụ của hiệp định (còn được gọi là các biện pháp không phù hợp). Điều này trái ngược với cách tiếp cận “chọn cho” trong đó một Quốc gia phải liệt kê rõ ràng các ngành / phân ngành mà quốc gia đó dự định tự do hóa.

Ngoài tài liệu hiệp định, ATISA cũng bao gồm ba phụ lục ngành của ATISA, đó là; Phụ lục về Dịch vụ tài chính, Phụ lục về Dịch vụ viễn thông; và Phụ lục về Dịch vụ phụ trợ vận tải hàng không. Các phụ lục này bao gồm các nghĩa vụ theo ngành cụ thể nhằm đưa ra các cam kết sâu sắc hơn và tăng cường hợp tác quản lý. Hiệp định còn có Phụ lục I và II bao gồm Danh sách các biện pháp không phù hợp của từng nước thành viên ATISA, sẽ do từng nước thành viên ATISA xác định và trình lên Ban Thư ký ASEAN trong vòng 5 năm, 7 năm, 13 năm tùy theo từng quốc gia kể từ khi ATISA có hiệu lực.

Nguồn: Báo Công thương

Tổng số bài đăng 312.

Tiêu đề Ngày
Thúc đẩy kinh tế thương mại các tỉnh biên giới phía Bắc Việt Nam với thị trường Trung Quốc: Tận dụng Hiệp định RCEP 20-12-2024
Tài chính xanh trong ASEAN+3: Cân bằng giữa phát triển bền vững và ổn định tài chính 20-12-2024
Hợp tác kinh tế ASEAN – Liên bang Nga: duy trì liên kết thương mại trong bối cảnh khó khăn 20-12-2024
Phiên họp Ủy ban tham vấn chung về tạo thuận lợi thương mại lần thứ 31 (ATF-JCC 31) sẽ diễn ra từ ngày 19 đến 21 tháng 02 năm 2025 tại Kuala Lumpur, Malaysia 20-12-2024
Hội nghị Quan chức Kinh tế Cao cấp ASEAN hẹp (SEOM Retreat) 2025 20-12-2024
Thế giới đa cực là một trong những xu hướng lớn ASEAN cần tham khảo để hướng tới Cộng đồng Kinh tế ASEAN sau năm 2025 tầm nhìn năm 2045 20-12-2024
Tiềm năng ngành bán dẫn và vị trí của ASEAN 20-12-2024
Đắk Lắk nâng tầm Nông nghiệp: Xuất khẩu vượt kỳ vọng và cơ hội từ Hiệp định RCEP 20-12-2024
Viện Nghiên cứu Kinh tế ASEAN và Đông Á (ERIA) nhận định về mức độ hội nhập vào chuỗi giá trị toàn cầu của ASEAN và Ấn Độ 20-12-2024
Canada thúc đẩy hợp tác kinh tế - thương mại – năng lượng với khu vực Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương và ASEAN 20-12-2024