Underline menu menu close

Việt Nam là nhà cung cấp thủy sản lớn thứ 7 tại thị trường Trung Quốc

04:10 - 18/10/2023

Theo số liệu thống kê của cơ quan Hải quan Trung Quốc, tháng 8/2023, nhập khẩu thủy sản của Trung Quốc đạt 1,4 tỷ USD, giảm 21% so với cùng kỳ năm 2022, tháng giảm thứ 3 liên tiếp. Tính chung 8 tháng đầu năm 2023, nhập khẩu thủy sản của Trung Quốc đạt 12,8 tỷ USD, tăng 9,4% so với cùng kỳ năm 2022.

738080a2256e3673df2ebcf1ee9e97d7
Chế biến tôm đông lạnh xuất khẩu tại nhà máy của Công ty Thủy sản Minh Phú Hậu Giang, tỉnh Hậu Giang

Tháng 8/2023, nhập khẩu thủy sản của Trung Quốc từ hầu hết các thị trường cung cấp lớn Ecuador, Nga, Ấn Độ, Hoa Kỳ, Na Uy... giảm so với cùng kỳ năm 2022, trong khi nhập khẩu từ Peru, Chile, Argentina tăng.

Việt Nam là thị trường cung cấp thủy sản lớn thứ 7 cho Trung Quốc trong tháng 8 và 8 tháng đầu năm 2023.

Cụ thể, tháng 8/2023, nhập khẩu thủy sản của Trung Quốc từ thị trường Việt Nam đạt 69,02 triệu USD, giảm 35,5% so với tháng 8/2022.

Tính chung 8 tháng đầu năm 2023, nhập khẩu thủy sản của Trung Quốc từ Việt Nam đạt 533,2 triệu USD, giảm 51,7% so với cùng kỳ năm 2022. Thị phần thủy sản của Việt Nam trong tổng nhập khẩu của Trung Quốc giảm mạnh xuống còn 4,2% trong 8 tháng đầu năm 2023 từ mức 9,4% trong 8 tháng đầu năm 2022.

Đáng chú ý, Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam cho biết, 8 tháng đầu năm nay, xuất khẩu tôm hùm của Việt Nam sang Trung Quốc đạt 76 triệu USD, giảm 42% so với cùng kỳ năm 2022. Tới nay, Trung Quốc vẫn là thị trường nhập khẩu tôm hùm lớn nhất của Việt Nam.

Theo Hiệp hội chế biến và xuất khẩu thủy sản Việt Nam, Trung Quốc đang là thị trường xuất khẩu trụ cột của nhiều sản phẩm thủy sản Việt Nam. Trong đó, cá tra xuất khẩu sang Trung Quốc luôn chiếm 30% tổng kim ngạch xuất khẩu. Trung Quốc cũng trong Top 5 thị trường nhập khẩu nhiều tôm của Việt Nam.

Theo số liệu của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, đến nay, hệ thống hướng dẫn đăng ký xuất khẩu thực phẩm có nguồn gốc thực vật sang Trung Quốc (CIFER) của Tổng cục Hải quan Trung Quốc có hơn 800 doanh nghiệp Việt Nam được công bố đủ điều kiện xuất khẩu thủy sản sang nước này. Hiện Trung Quốc đã cấp 128 mã sản phẩm liên quan tới thủy sản của Việt Nam.

Ông Nguyễn Như Tiệp - Cục trưởng Cục Chất lượng, Chế biến và Phát triển thị trường nông sản (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) - cho biết, để xuất khẩu thủy hải sản sống sang Trung Quốc, các cơ sở đăng ký xuất khẩu sản phẩm thủy sản sống như tôm sú, tôm thẻ chân trắng, cua, tôm hùm sống cần được Cục Chất lượng, Chế biến và Phát triển thị trường nông sản thẩm định, chứng nhận điều kiện đảm bảo an toàn thực phẩm theo quy định của Việt Nam và Trung Quốc.

Các cơ sở nuôi và bao gói sản phẩm phải được cơ quan quản lý nông lâm thủy sản địa phương kiểm tra, chứng nhận điều kiện an toàn thực phẩm, điều kiện vệ sinh thú y và được cấp mã số.

Để đẩy mạnh xuất khẩu thủy sản sang thị trường này, ông Nguyễn Hoài Nam - Phó Tổng thư ký Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam - đề xuất, cần tăng cường xúc tiến thương mại, giao thương giữa các doanh nghiệp trong nước với các địa phương Trung Quốc.

Đồng thời, hỗ trợ, thúc đẩy tiến độ duyệt hồ sơ cho các doanh nghiệp đăng ký xuất khẩu thủy sản vào Trung Quốc. Đặc biệt, các cơ quan cần cập nhật, cung cấp thông tin về nhu cầu, quy định của thị trường và các địa phương của Trung Quốc cho doanh nghiệp Việt Nam.

Tháng 8/2023, nhập khẩu thủy sản của Trung Quốc từ thị trường Nhật Bản giảm mạnh sau khi Trung Quốc đưa ra lệnh cấm đối với các sản phẩm thủy sản nhập khẩu từ Nhật Bản.

Trung Quốc là thị trường xuất khẩu thủy sản lớn nhất của Nhật Bản trong năm 2022 với các sản phẩm như: Sò điệp, cá ngừ, nhím biển (nhum), cá hồng và hải sâm. Việc Trung Quốc cấm nhập khẩu thủy sản từ Nhật Bản có thể tạo cơ hội cho một số mặt hàng thủy sản xuất khẩu của Việt Nam trong thời gian tới.

Việt Nam đang đàm phán nhằm đa dạng hóa các mặt hàng xuất khẩu. Hiện mặt hàng hàu sống đã cơ bản hoàn thành thủ tục, còn mặt hàng tôm ướp đá, sứa muối tiếp tục được đánh giá nguy cơ.

Trung Quốc hiện đang là thị trường được kỳ vọng nhất cho doanh nghiệp thủy sản khi những tháng cuối năm 2023, kinh tế Trung Quốc ổn định hơn, thu nhập và tiêu dùng của người dân tăng dần. Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản dự báo xuất khẩu thủy sản sang Trung Quốc và Hồng Kông (Trung Quốc) có cơ hội phục hồi, kim ngạch năm 2023 dự kiến đạt 1,8 tỷ USD.

Nếu tình hình những tháng cuối năm kinh tế ở các thị trường lớn phục hồi, doanh nghiệp có nội lực sản xuất, nguồn cung nguyên liệu ổn định và sản phẩm xuất khẩu có giá bán cạnh tranh, xuất khẩu thủy sản năm 2023 có thể thu về khoảng trên 9 tỷ USD.

Tổng số bài đăng 316.

Tiêu đề Ngày
Thuế tối thiếu toàn cầu và tác động đến chính sách đầu tư tại các nước ASEAN 06-11-2024
Cuộc bầu cử Tổng thống Hoa Kỳ năm 2024 và những tác động đến thị trường Đông Nam Á (ASEAN) 05-11-2024
Triển vọng tăng trưởng kinh tế khu vực châu Á - Thái Bình Dương: Tồn tại những yếu tố bất định 04-11-2024
ASEAN hướng tới cải tiến cơ chế “Giải pháp ASEAN cho Đầu tư, Dịch và Thương mại (ASSIST)” 04-11-2024
Phiên họp lần thứ 9 của Nhóm làm việc về Cộng đồng Kinh tế ASEAN giai đoạn sau năm 2025 sẽ diễn ra từ ngày 12 đến 13 tháng 11 năm 2024 tại Băng cốc, Thái Lan 04-11-2024
Quan hệ kinh tế thương mại ASEAN – Hàn Quốc liên tục được nâng tầm 04-11-2024
Tăng cường an ninh mạng thông qua khởi động Chương trình Nâng cao năng lực an ninh mạng trong toàn khu vực Đông Nam Á cùng Mastercard và Quỹ ASEAN (ASEAN Foundation) 04-11-2024
Hiệp định RCEP tiếp tục thu hút sự quan tâm của một số nền kinh tế 04-11-2024
Phiên họp lần thứ 6 Uỷ ban hỗn hợp Hiệp định Thương mại Hàng hoá ASEAN - Ấn Độ (AITIGA JC 6) sẽ diễn ra từ ngày 18-22/11/2024 tại New Delhi, Ấn Độ 04-11-2024
Tiếp tục tăng cường hợp tác kinh tế ASEAN, Australia và New Zealand thông qua đẩy mạnh phổ biến, áp dụng Hiệp định thành lập Khu vực thương mại tự do ASEAN – Australia – New Zealand (AANZFTA) 30-10-2024