Tổng số bài đăng 316.
Trong những năm gần đây, thương mại điện tử (TMĐT) đã trở thành một trong những ngành phát triển nhanh nhất tại khu vực Đông Nam Á. Một trong những lý do cho sự tăng trưởng nhanh chóng nằm ở việc liên kết kinh tế ASEAN đã có những chiến lược hợp tác phù hợp với xu thế, tiêu biểu là Hiệp định thương mại điện tử ASEAN.
1. Tình hình thương mại điện tử tại ASEAN trước và sau Hiệp định
Hiệp định Thương mại điện tử ASEAN (ASEAN Agreement on E-Commerce) được ký kết vào ngày 22/1/2019 tại Hà Nội, Việt Nam, đã thiết lập các nguyên tắc và quy tắc chung nhằm thúc đẩy sự phát triển của thương mại điện tử trong khu vực và tăng cường năng lực thực hiện các nguyên tắc và quy tắc đó.
Các điểm chính của Hiệp định Thương mại điện tử ASEAN bao gồm:
• Tăng cường bảo vệ dữ liệu và quyền riêng tư: Các quốc gia thành viên cam kết bảo vệ thông tin cá nhân và dữ liệu của người tiêu dùng trong các giao dịch trực tuyến.
• Cải thiện cơ sở hạ tầng thanh toán và giao nhận: Giúp người tiêu dùng và doanh nghiệp có thể thực hiện các giao dịch xuyên biên giới dễ dàng hơn.
• Hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa (SMEs): Hiệp định tạo điều kiện cho các doanh nghiệp nhỏ dễ dàng tiếp cận với thị trường TMĐT rộng lớn trong khu vực.
• Giảm rào cản thuế quan và phi thuế quan: Các quốc gia ASEAN cam kết loại bỏ các chính sách gây cản trở hoạt động TMĐT, tạo ra một môi trường cạnh tranh bình đẳng và công bằng.
Hiệp định chính thức đi vào hiệu lực chính thức có hiệu lực kể từ ngày 3/12/2021 sau khi nhận được thông báo về Văn kiện phê chuẩn của Indonesia theo Điều 19 (2) của Hiệp định này và đã thể hiện rất tốt vai trò giảm thiểu các rào cản thương mại điện tử, bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng và doanh nghiệp, đồng thời tạo điều kiện thuận lợi cho việc giao dịch xuyên biên giới trong khu vực khi Hiệp định Thương mại điện tử là công cụ, đặc biệt trong bối cảnh phục hồi kinh tế sau đại dịch COVID-19 của ASEAN.
Đến này, 10 quốc gia thành viên ASEAN đã chứng kiến sự bùng nổ của thương mại điện tử trong những năm qua. Theo báo cáo của Google-Temasek, giá trị của thị trường TMĐT khu vực ASEAN đã đạt khoảng 282 tỷ USD vào năm 2023 và dự báo sẽ tiếp tục tăng mạnh trong những năm tiếp theo. Sự phát triển này không chỉ đến từ các nền tảng thương mại điện tử lớn như Lazada, Shopee hay Tokopedia mà còn xuất hiện nhiều mô hình kinh doanh mới, bao gồm các nền tảng bán lẻ trực tuyến, dịch vụ giao hàng, thanh toán điện tử và các công cụ hỗ trợ doanh nghiệp.
2. Tăng trưởng mạnh mẽ của thị trường thương mại điện tử Việt Nam
Việt Nam, với dân số gần 100 triệu người và tỷ lệ sử dụng Internet cao, đã trở thành một trong những thị trường TMĐT sôi động nhất trong khu vực ASEAN. Trước khi Hiệp định Thương mại điện tử ASEAN có hiệu lực, TMĐT Việt Nam đã ghi nhận mức tăng trưởng ấn tượng với sự bùng nổ của các sàn thương mại điện tử như Shopee, Lazada, Tiki, Sendo và các nền tảng bán lẻ trực tuyến khác.
Theo báo cáo của Bộ Công Thương Việt Nam, giá trị thị trường TMĐT Việt Nam trong năm 2023 đạt khoảng 16 tỷ USD và dự báo sẽ tiếp tục tăng trưởng mạnh trong những năm tiếp theo. Việc tham gia Hiệp định Thương mại điện tử ASEAN đã tạo thêm cơ hội cho các doanh nghiệp Việt Nam mở rộng ra các thị trường trong khu vực và quốc tế, đặc biệt là với các nước ASEAN có sự tương đồng về văn hóa và thói quen tiêu dùng.
Việc Hiệp định Thương mại điện tử ASEAN có hiệu lực đem lại một số tác động tích cực đối với TMĐT Việt Nam bao gồm:
• Mở rộng cơ hội kinh doanh: Các doanh nghiệp Việt Nam, đặc biệt là các doanh nghiệp vừa và nhỏ, giờ đây có thể tiếp cận dễ dàng hơn với các thị trường trong khu vực ASEAN mà không gặp phải các rào cản về thuế quan hay thủ tục hành chính phức tạp.
• Cải thiện cơ sở hạ tầng và công nghệ: Các nền tảng TMĐT tại Việt Nam đã đầu tư mạnh mẽ vào công nghệ và cơ sở hạ tầng để đáp ứng nhu cầu giao dịch quốc tế, giúp cải thiện trải nghiệm người dùng và nâng cao hiệu quả kinh doanh.
• Tăng cường bảo vệ người tiêu dùng: Các quy định bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng theo tiêu chuẩn chung của ASEAN giúp gia tăng sự tin tưởng và khuyến khích người tiêu dùng tham gia giao dịch trực tuyến, từ đó thúc đẩy tiêu thụ hàng hóa và dịch vụ.
3. Những thách thức và triển vọng tương lai
Mặc dù TMĐT ASEAN và Việt Nam đã có sự phát triển mạnh mẽ, nhưng vẫn còn không ít thách thức đối với cả doanh nghiệp và người tiêu dùng. Một trong những vấn đề lớn nhất là vấn đề bảo mật dữ liệu và bảo vệ quyền riêng tư của người tiêu dùng, khi mà sự phát triển của TMĐT đồng nghĩa với việc có thêm nhiều dữ liệu cá nhân và tài chính cần được bảo vệ. Các quốc gia trong khu vực cần hợp tác chặt chẽ hơn nữa để xây dựng các tiêu chuẩn bảo mật và cơ chế xử lý vi phạm hiệu quả. Ngoài ra, việc phát triển cơ sở hạ tầng logistics, vận chuyển và thanh toán điện tử cũng là yếu tố then chốt để TMĐT có thể phát triển bền vững. Dù Việt Nam và các quốc gia ASEAN đã có những bước tiến lớn, nhưng để xây dựng một hệ sinh thái TMĐT hoàn chỉnh, các quốc gia cần hợp tác và cải cách các chính sách công, đồng thời nâng cao năng lực cạnh