Underline menu menu close

Tăng cường thương mại nội khối ASEAN: Vai trò quan trọng của hiệu suất Logistics

07:54 - 12/11/2024

Nâng cao hiệu suất logistics được cho là một trong những yếu tố quan trọng để thúc đẩy thương mại nội khối ASEAN. Những lợi ích thương mại có thể sớm đạt được thông qua việc cải thiện hiệu quả hải quan và phát triển cơ sở hạ tầng.

ảnh_Viber_2024-11-12_14-54-00-074

Theo một nghiên cứu được công bố trên tạp chí Jurnal Ekonomi&Studi Pembangunan, hiệu suất logistics được cho là có tầm ảnh hưởng quan trọng tới thương mại nội khối ASEAN. Nghiên cứu cho thấy việc cải thiện logicstics có thể thúc đẩy hội nhập kinh tế và thương mại giữa các quốc gia thành viên ASEAN.

Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) đã đạt được những bước tiến đáng kể trong hợp tác kinh tế khu vực, đặc biệt là thông qua các nỗ lực tự do hóa thương mại như Khu vực Mậu dịch Tự do ASEAN (AFTA). Mặc dù vậy, thương mại nội khối ASEAN vẫn tương đối thấp so với thương mại ngoại khối hay thương mại nội khối của Liên minh châu Âu (EU). Điều này cho thấy mức độ hiệu quả và việc tận dụng các thỏa thuận thỏa thuận thương mại tự do có thể còn phụ thuộc vào một số yếu tố khác, chẳng hạn như hiệu suất logistics.

Dựa trên việc phân tích dữ liệu thương mại song phương từ 10 quốc gia thành viên ASEAN trong trong giai đoạn 2007 đến 2018, nghiên cứu đã tìm ra mối liên hệ tích cực giữa việc cải thiện hiệu suất logistics và giá trị xuất khẩu trong ASEAN. Điều này nhấn mạnh tầm quan trọng của các nỗ lực hợp tác để nâng cao khả năng logistics trên toàn khu vực.

Khu vực tư nhân đóng vai trò then chốt trong việc nâng cao hiệu suất logistics với các khía cạnh có thể cải thiện như theo dõi và truy xuất, năng lực dịch vụ logistics, giá cước vận chuyển cạnh tranh và thời gian giao hàng đúng hạn. Ví dụ, nghiên cứu ước tính việc cải thiện một đơn vị trong giá cước vận chuyển cạnh tranh có thể tăng giá trị xuất khẩu lên 1.226.000 USD. Các nỗ lực của chính phủ cũng quan trọng không kém, đặc biệt là trong việc cải thiện hiệu quả hải quan, chất lượng cơ sở hạ tầng và giảm thời gian và chi phí cho thủ tục giấy tờ hải quan. Nghiên cứu ước tính cải thiện một đơn vị trong hiệu quả hải quan có thể tăng giá trị xuất khẩu lên 827.000 USD.

Bên cạnh đó, chênh lệch về cơ sở hạ tầng và hiệu quả hải quan cũng dẫn tới sự chênh lệch trong hiệu suất logistics giữa các quốc gia thành viên ASEAN. Chẳng hạn các nước kém phát triển hơn trong khu vực có chất lượng cơ sở hạ tầng liên quan đến thương mại như cảng, đường bộ và hạ tầng công nghệ thông tin kém hơn và độ hiệu quả của thủ tục hải quan thấp hơn cũng là các quốc gia có độ hiêu quả logistics thấp hơn trong khu vực. Những chênh lệch này nhấn mạnh sự cần thiết của việc thu hẹp khoảng cách và đảm bảo hiệu suất logistics đồng đều hơn trên toàn khu vực.

Hiện nay, khu vực ASEAN đã có một số sáng kiến nhằm cải thiện hiệu suất logistics và tạo điều kiện thuận lợi thương mại trong khu vực như Hệ thống Quá cảnh Hải quan ASEAN (ACTS) hay Cơ chế một cửa ASEAN nhằm đơn giản hóa các thủ tục hải quan, giảm thời gian và chi phí xuất khẩu hàng hóa, tăng cường hiệu quả hải quan và kết nối trong khu vực.

Việc kết hợp tận dụng các sáng kiến khu vực nhằm cải thiện hiệu suất logistics và tạo điều kiện thuận lợi thương mại cũng như tự nâng cao hiệu quả hải quan và phát triển cơ sở hạ tầng liên quan đến thương mại của các nước trong khu vực sẽ đóng vai trò quan trọng để thúc đẩy thương mại nội khối ASEAN.

Screenshot (35)

Nguồn: Nghiên cứu được công bố trên Tạp chí Jurnal Ekonomi & Studi Pembangunan, Tập 24, Số 1, tháng 4 năm 2023.

 

Tổng số bài đăng 312.

Tiêu đề Ngày
Thúc đẩy kinh tế thương mại các tỉnh biên giới phía Bắc Việt Nam với thị trường Trung Quốc: Tận dụng Hiệp định RCEP 20-12-2024
Tài chính xanh trong ASEAN+3: Cân bằng giữa phát triển bền vững và ổn định tài chính 20-12-2024
Hợp tác kinh tế ASEAN – Liên bang Nga: duy trì liên kết thương mại trong bối cảnh khó khăn 20-12-2024
Phiên họp Ủy ban tham vấn chung về tạo thuận lợi thương mại lần thứ 31 (ATF-JCC 31) sẽ diễn ra từ ngày 19 đến 21 tháng 02 năm 2025 tại Kuala Lumpur, Malaysia 20-12-2024
Hội nghị Quan chức Kinh tế Cao cấp ASEAN hẹp (SEOM Retreat) 2025 20-12-2024
Thế giới đa cực là một trong những xu hướng lớn ASEAN cần tham khảo để hướng tới Cộng đồng Kinh tế ASEAN sau năm 2025 tầm nhìn năm 2045 20-12-2024
Tiềm năng ngành bán dẫn và vị trí của ASEAN 20-12-2024
Đắk Lắk nâng tầm Nông nghiệp: Xuất khẩu vượt kỳ vọng và cơ hội từ Hiệp định RCEP 20-12-2024
Viện Nghiên cứu Kinh tế ASEAN và Đông Á (ERIA) nhận định về mức độ hội nhập vào chuỗi giá trị toàn cầu của ASEAN và Ấn Độ 20-12-2024
Canada thúc đẩy hợp tác kinh tế - thương mại – năng lượng với khu vực Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương và ASEAN 20-12-2024