Underline menu menu close

Quy định về tỷ lệ nội địa hóa bắt buộc đối với điện thoại di động của Indonesia

11:22 - 19/12/2024

Quy định về tỷ lệ nội địa hóa đối với sản phẩm điện thoại di động (Quy định số 27/2015 ngày 03/7/2015 của Bộ Thông tin và Truyền thông In-đô-nê-xi-a) có hiệu lực từ ngày 01/01/2017. Theo quy định này, để được phân phối hợp pháp tại thị trường In-đô-nê-xia, các sản phẩm điện thoại thông minh, máy tính bảng phải sử dụng ít nhất 30% linh kiện/thành phần được sản xuất tại In-đô-nê-xia, trong khi đó các thiết bị thông minh sử dụng mạng 4G, LTE phải sử dụng ít nhất 40% linh kiện trong nước.

Theo quy định, có ba phương án để một hãng đạt điều kiện tỷ lệ nội địa hóa bắt buộc tại Indonesia, gồm có kế hoạch sản xuất thiết bị, kế hoạch sáng tạo ứng dụng, hoặc kế hoạch phát triển đổi mới sáng tạo trong nước.

Kể từ khi được áp dụng, quy định này cũng khiến nhiều doanh nghiệp gặp khó khăn trong quá trình xuất khẩu điện thoại sang thị trường Indonesia. Cụ thể, vào cuối tháng 10 và đầu tháng 11 năm 2024, Indonesia đã lần lượt không cho phép Apple kinh doanh điện thoại iPhone 16 và Google kinh doanh điện thoại Google Pixel do không đạt điều kiện TKDN về tỷ lệ nội địa hóa.

Picture1-10
Hình ảnh: Iphone 16 bị cấm bán tại thị trường Indonesia

Nhằm gỡ bỏ lệnh cấm này, tập đoàn công nghệ Apple đã đề xuất tăng khoản đầu tư tại Indonesia lên 1 tỷ USD nhằm đáp ứng yêu cầu nội địa hóa và gỡ bỏ lệnh cấm bán iPhone 16. Trước đó, Apple từng đề xuất đầu tư thêm 10 triệu USD, sau đó tăng lên 100 triệu USD nhằm tài trợ cho các học viện đào tạo công nghệ và xây dựng cơ sở sản xuất cho các linh kiện của tai nghe AirPods Max. Tuy nhiên, những đề xuất này đều bị từ chối với lý do chưa đáp ứng "nguyên tắc công bằng" mà Bộ Công nghiệp Indonesia yêu cầu.

Trong phiên họp với các nghị sĩ hôm thứ Ba, ông Roeslani tiết lộ rằng Chính phủ Indonesia dự kiến sẽ nhận được đề xuất đầu tư chính thức từ Apple vào cuối tuần này. “Chúng tôi đã thảo luận và hiện Apple đang trong giai đoạn đầu để phát hành tuyên bố chính thức về khoản đầu tư này,” ông nói.

Bộ trưởng Đầu tư Roeslani nhấn mạnh rằng Apple đã thu được nhiều lợi ích từ thị trường tiêu dùng lớn của Indonesia nhưng lại tập trung đầu tư vào các quốc gia lân cận như Việt Nam.

Theo danh sách nhà cung cấp năm 2023 của Apple, Indonesia hiện chỉ có một nhà cung cấp liên quan đến Apple, trong khi Malaysia có 19 nhà cung cấp, Thái Lan 24 và Việt Nam 35. Ông Roeslani cho rằng việc Apple chuyển một phần chuỗi giá trị toàn cầu sang Indonesia có thể tạo hiệu ứng lan tỏa, thúc đẩy các nhà cung cấp khác chuyển dịch sang nước này.

Tổng số bài đăng 329.

Tiêu đề Ngày
XUẤT NHẬP KHẨU VIỆT NAM – ASEAN 5 THÁNG ĐẦU NĂM 2025: NHẬP SIÊU TĂNG MẠNH, XUẤT KHẨU GIỮ ĐÀ TĂNG TRƯỞNG 29-06-2025
HỘI NGHỊ ỦY BAN ĐIỀU PHỐI THỰC THI HIỆP ĐỊNH THƯƠNG MẠI HÀNG HÓA ASEAN LẦN THỨ 48 (CCA-48) 29-06-2025
NÔNG SẢN ASEAN HƯỞNG LỢI TỪ HIỆP ĐỊNH RCEP TẠI THỊ TRƯỜNG TRUNG QUỐC – CƠ HỘI CHO VIỆT NAM 27-06-2025
Hội nghị trực tuyến Ủy ban thực thi Hiệp định thương mại tự do ASEAN – Hàn Quốc (AKFTA) 22-06-2025
Chương trình tổng kết và tuyên truyền về Kế hoạch Chiến lược Cộng đồng Kinh tế ASEAN 2026–2030, Tầm nhìn 2045 22-06-2025
ASEAN TIẾP TỤC KHẲNG ĐỊNH VỊ TRÍ ĐỐI TÁC THƯƠNG MẠI LỚN CỦA KHU VỰC ĐÔNG Á 20-06-2025
Hội thảo phổ biến về Cổng thông tin thuế quan ASEAN (ASEAN Tariff Finder) 20-06-2025
Phiên họp lần thứ 9 Uỷ ban hỗn hợp đàm phán rà soát, nâng cấp Hiệp định Thương mại Hàng hoá ASEAN - Ấn Độ (AITIGA JC 9) sẽ diễn ra từ ngày 19-20/6/2025 tại Kuala Lumpur, Malaysia 20-06-2025
PHIÊN HỌP LẦN THỨ 110 CỦA UỶ BAN ĐIỀU PHỐI ASEAN VỀ DỊCH VỤ (CCS 110) VÀ CÁC NHÓM HỌP LIÊN QUAN TẠI VIÊNG CHĂN, LÀO (16-20/6/2025) 20-06-2025
Hội nghị Cấp cao ASEAN lần thứ 46 tại Kuala Lumpur, Malaysia, kết thúc tốt đẹp với nỗ lực bảo vệ kinh tế khu vực 13-06-2025