Underline menu menu close

Nhiều kỳ vọng khi 'siêu hiệp định' RCEP có hiệu lực

10:27 - 04/11/2021

Sau gần một năm RCEP được ký kết bởi 15 quốc gia (10 nước ASEAN và 5 nước có ký kết các FTA với ASEAN gồm: Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc, Australia và New Zealand), đến nay, đã có Singapore, Nhật Bản và Trung Quốc phê chuẩn hiệp định này.

Theo thông tin từ Bộ Công thương, Brunei, Campuchia, Thái Lan, Lào dự kiến hoàn thành thủ tục phê chuẩn Hiệp định trước tháng 11; còn Indonesia, Malaysia và Philippines sẽ hoàn thành cuối năm nay. Việt Nam đang hoàn tất các bước cuối cùng và hy vọng sẽ tham gia nhóm nước đầu tiên phê chuẩn Hiệp định, dự kiến trước tháng 11/2021.

Theo quy định của RCEP, hiệp định này sẽ chính thức có hiệu lực sau 60 ngày kể từ thời điểm có ít nhất 6 nước ASEAN và một trong 3 nước đối tác hoàn tất thủ tục phê duyệt/phê chuẩn Hiệp định và nộp lưu chiểu văn kiện phê duyệt/phê chuẩn tới Cơ quan Lưu chiểu (Tổng Thư ký ASEAN).

Như vậy, RCEP được kỳ vọng có hiệu lực vào đầu năm 2022.

RCEP được ví là một “siêu hiệp định”, bởi có sự tham gia của 15 nền kinh tế, khi được thực thi, sẽ tạo ra một thị trường rộng lớn với quy mô 2,2 tỷ người tiêu dùng, chiếm khoảng 30% dân số thế giới, khoảng 30% GDP toàn cầu. Điều này giúp Việt Nam thiết lập và củng cố thị trường xuất khẩu ổn định lâu dài trong bối cảnh tình hình thế giới đầy biến động, gây ra những xáo trộn về chuỗi cung ứng trong những năm qua.

Ông Lương Hoàng Thái, Vụ trưởng Vụ Chính sách đa biên (Bộ Công Thương) cho hay, trong bối cảnh đại dịch làm gián đoạn chuỗi cung ứng, ảnh hưởng đến nền kinh tế toàn cầu cùng với xu hướng bảo hộ mậu dịch đang nổi lên, việc RCEP đi vào thực thi đánh dấu mốc quan trọng trong tiến trình hội nhập kinh tế của Việt Nam và ASEAN, mang lại các lợi ích cả trong ngắn hạn và dài hạn.

Doanh nghiệp có thêm lựa chọn

 

Cùng với 14 FTA đã có hiệu lực, khi RCEP đi vào thực thi, các doanh nghiệp Việt Nam sẽ có thêm lựa chọn sử dụng mẫu C/O theo FTA nào có lợi cho ngành hàng của mình để có ưu đãi thuế quan tốt nhất.

Chẳng hạn, trong hoạt động thương mại với Trung Quốc, doanh nghiệp có thể chọn cả RCEP, ACFTA (FTA ASEAN - Trung Quốc). ACFTA là FTA được các doanh nghiệp Việt khai thác hàng đầu trong những năm qua, với trị giá hơn 15,5 tỷ USD, bằng khoảng 31,7% tổng kim ngạch xuất khẩu sang Trung Quốc trong năm 2020.

Với hoạt động xuất khẩu sang ASEAN, ngoài RCEP, doanh nghiệp có thể vận dụng Hiệp định Thương mại hàng hóa ASEAN (ATIGA). Hiện hầu hết hàng hóa xuất khẩu sang ASEAN đều được hưởng mức thuế ưu đãi 0% theo ATIGA. Những năm qua, tỷ lệ sử dụng C/O ưu đãi mẫu D theo ATIGA luôn cao thứ hai, chỉ sau ACFTA, với trị giá năm 2020 đạt 8,98 tỷ USD, bằng khoảng 39% tổng kim ngạch xuất khẩu sang ASEAN.

Trong khi đó, với thị trường Nhật Bản, doanh nghiệp Việt Nam có thể chọn mẫu C/O AJ theo FTA song phương giữa hai nước, Hiệp định Đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP), Hiệp định Đối tác kinh tế toàn diện ASEAN - Nhật Bản (AJCEP) hoặc tới đây là RCEP.

Ông Trịnh Minh Anh, Chánh văn phòng Ban Chỉ đạo liên ngành hội nhập quốc tế về kinh tế lưu ý, các doanh nghiệp xuất khẩu cần quan tâm đến lộ trình cắt giảm và xóa bỏ thuế quan đối với hàng hóa của Việt Nam và của các nước tham gia RCEP, quy tắc xuất xứ của Hiệp định, các quy định về vệ sinh kiểm dịch, rào cản kỹ thuật. “Để khai thác hiệu quả RCEP, chúng ta không chỉ quan tâm riêng cam kết của Việt Nam, mà còn phải xem chúng ta cam kết gì với 14 đối tác còn lại”, ông Minh Anh nhấn mạnh.

Việc tham gia RCEP có hai mặt. Một mặt là hàng hóa Việt Nam có khả năng xuất khẩu sang nước khác, dịch vụ vươn ra được thị trường thế giới. Nhưng mặt khác, thị trường trong nước cũng sẽ đón nhận hàng hóa từ nước ngoài, nên Việt Nam phải có mức độ mở cửa thị trường tương đối.

RCEP sẽ giúp mở cửa để nhập khẩu hàng hóa rẻ hơn, đặc biệt là các nguyên vật liệu đầu vào phục vụ sản xuất. Chỉ tính riêng ASEAN, hằng năm, nhập khẩu nguyên liệu, thiết bị sản xuất của Việt Nam vượt 30 tỷ USD. Ngoài ra, Việt Nam vẫn nhập siêu vài chục tỷ USD mỗi năm từ các thị trường lớn như Trung Quốc, Hàn Quốc.

Nguồn nguyên liệu nhập khẩu từ các nước RCEP sẽ được xem là nguồn nguyên liệu sản xuất tại Việt Nam khi xuất khẩu sản phẩm sang các nước thành viên RCEP. Đây cũng là những quốc gia cung cấp lượng nguyên phụ liệu rất lớn cho các ngành hàng xuất khẩu tỷ USD của Việt Nam như điện tử, linh kiện, dệt may, da giày…

Do đó, Việt Nam được hưởng nhiều lợi ích từ RCEP, khi có các mặt hàng thế mạnh như nông, thủy sản đáp ứng nhu cầu của hầu hết thành viên RCEP. Nhờ việc hài hòa quy tắc xuất xứ nội khối RCEP, hàng hóa của Việt Nam có thể tăng khả năng đáp ứng điều kiện để hưởng ưu đãi thuế quan, gia tăng xuất khẩu trong khu vực, đặc biệt là tại các thị trường Nhật Bản, Hàn Quốc, Australia, New Zealand...

Bà Phan Thị Thanh Xuân, Phó chủ tịch Hiệp hội Da - Giày - Túi xách Việt Nam (Lefaso) cho biết, chưa cần chờ đến RCEP có hiệu lực, Trung Quốc là thị trường nằm trong top 4 của ngành giày dép. Theo đó, hiệu ứng thị trường (cả xuất khẩu và nhập khẩu) sẽ khả quan hơn khi RCEP đi vào thực thi.

Nguồn: Báo Quốc tế

Tổng số bài đăng 288.

Tiêu đề Ngày
Phiên họp lần thứ 6 Uỷ ban hỗn hợp Hiệp định Thương mại Hàng hoá ASEAN - Ấn Độ (AITIGA JC 6) sẽ diễn ra từ ngày 18-22/11/2024 tại New Delhi, Ấn Độ 04-11-2024
Tiếp tục tăng cường hợp tác kinh tế ASEAN, Australia và New Zealand thông qua đẩy mạnh phổ biến, áp dụng Hiệp định thành lập Khu vực thương mại tự do ASEAN – Australia – New Zealand (AANZFTA) 30-10-2024
HIỆP ĐỊNH KHUNG VỀ KINH TẾ SỐ TRONG ASEAN (DEFA) VÀ TÌNH HÌNH ĐÀM PHÁN HIỆP ĐỊNH TRONG NĂM 2024 29-10-2024
Phiên họp lần thứ 108 của Uỷ ban điều phối ASEAN về dịch vụ (CCS 108) và các nhóm họp liên quan tại Gia-các-ta, In-đô-nê-xi-a (21-25/10/2024) 29-10-2024
Hội thảo Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện Khu vực (RCEP) và cơ hội thúc đẩy xuất khẩu hàng nông sản Việt Nam: Nhiều khuyến nghị về cơ hội, thách thức và giải pháp cho doanh nghiệp xuất khẩu nông sản 28-10-2024
Hội nghị Hội đồng cộng đồng Kinh tế ASEAN lần thứ 24 11-10-2024
Thủ tướng Phạm Minh Chính và lãnh đạo các nước ASEAN tham dự Hội nghị cấp cao ASEAN lần thứ 44, 45 và các hội nghị liên quan tại Viêng Chăn, Lào 10-10-2024
Thủ tướng đến Lào dự Hội nghị Cấp cao ASEAN 10-10-2024
Thứ trưởng Nguyễn Sinh Nhật Tân tham dự Hội nghị Bộ trưởng Kinh tế các nước Campuchia - Lào - Myanmar - Việt Nam lần thứ 16 24-09-2024
Hội nghị Bộ trưởng Kinh tế ASEAN lần thứ 56 và các hội nghị liên quan 24-09-2024