Underline menu menu close

Muốn xuất khẩu gạo vào thị trường Bắc Âu, doanh nghiệp tuân thủ các quy định bắt buộc của thị trường

06:54 - 14/06/2022

Thương vụ Việt Nam tại Thụy Điển, kiêm nhiệm thị trường Bắc Âu cho biết, gạo là mặt hàng tăng trưởng rõ rệt nhất trong mấy năm gần đây vào Bắc Âu là mặt hàng gạo. Kể từ khi Hiệp định EVFTA có hiệu lực, lượng nhập khẩu gạo của Thuỵ Điển từ Việt Nam đã tăng lên đáng kể.

Nên đi vào thị trường ngách

Do tác động tích cực của Hiệp định EVFTA, mặt hàng gạo của Việt Nam có lợi thế cạnh tranh hơn so với các đối thủ trên thị trường như gạo Ấn Độ, Thái Lan. Bên cạnh đó, Thương vụ cũng đã tích cực xúc tiến thương mại mặt hàng gạo, tuyên truyền, vận động doanh nghiệp nhập khẩu gạo Việt Nam để được hưởng lợi thuế quan.

Thương vụ Việt Nam tại Thụy Điển thông tin, do thị trường gạo Bắc Âu khá nhỏ. Ngoài việc cạnh tranh các loại gạo thông thường với Thái Lan và Campuchia, các doanh nghiệp cũng nên tìm hiểu thị trường ngách, đối với những loại gạo có ít cạnh tranh hơn. Ví dụ, trong thời gian vừa qua, Thương vụ đã thành công trong việc bước đầu đưa gạo Japonica vào thị trường Thụy Điển.

Hiện nay, doanh nghiệp khu vực này thường mua gạo Japonica từ các nước trồng gạo trong khu vực EU như Tây Ban Nha, Ý, hoặc nhập khẩu từ Nhật Bản, Hoa Kỳ. Tuy nhiên, gạo Japonica Việt Nam chất lượng không thua kém gạo cùng loại của Hoa Kỳ, Tây Ban Nha, Ý nhưng giá chỉ từ 1/3-1/2. Do vậy, khi được giới thiệu và nhập khẩu thử, các doanh nghiệp đều hào hứng với loại gạo này của Việt Nam.

“Hiệp định EVFTA công nhận và bảo hộ chỉ dẫn địa lý với một số loại gạo của Việt Nam. Gạo ST24, ST25 được giải thưởng gạo ngon thế giới. Các doanh nghiệp có thể nghiên cứu đưa các loại gạo này vào thị trường Bắc Âu với thương hiệu Gạo đặc sản Việt Nam” – Thương vụ Việt Nam tại Thụy Điển chỉ rõ.

Ngoài ra, doanh nghiệp cố gắng tạo ra nhiều loại sản phẩm độc đáo, kết hợp một giống lúa độc đáo với các phương pháp sản xuất hữu cơ, bền vững và tác động đến kinh tế xã hội. Đồng thời nhận thức rằng thị trường cho loại gạo đặc sản này còn rất nhỏ và đòi hỏi nhiều nỗ lực.

Gạo đặc sản có chứng nhận hữu cơ hoặc thương mại công bằng cũng sẽ làm tăng giá trị sản phẩm của doanh nghiệp trên thị trường Bắc Âu.

Kiểm tra xem địa điểm sản xuất lúa gạo có những lợi thế cụ thể để sản xuất gạo thơm hoặc đặc sản, chẳng hạn như khí hậu hoặc thổ nhưỡng. Điều kiện địa phương có thể khiến sản phẩm trở thành gạo đặc sản và kể những câu chuyện gắn với sản phẩm.

Đáp ứng các tiêu chuẩn thị trường

Ngoài việc tập trung vào các thị trường ngách, Việt Nam tại Thụy Điển còn nhấn mạnh, các doanh nghiệp xuất khẩu cần lưu ý muốn vào thị trường Bắc Âu, ngoài việc cung cấp đúng sản phẩm còn phải tuân thủ rất nhiều các qui định của thị trường.

Theo đó, các doanh nghiệp cần nghiên cứu các yêu cầu bắt buộc của thị trường trên các cổng thông tin chính thức của EU như Trade Help Desk, CBI để hiểu các thủ tục liên quan đến gạo. Đồng thời, xem cơ sở pháp lý của Ủy ban châu Âu về ngũ cốc và gạo để biết tổng quan về các văn bản và quy định pháp lý. Kiểm tra các cập nhật quy định bằng cách sử dụng ứng dụng web Appryza của Liên đoàn các nhà xay xát gạo châu Âu (FERM), cung cấp thông tin quy định cập nhật về các thị trường xuất khẩu châu Âu và các thị trường xuất khẩu khác.

Ngoài ra, kiểm tra MRLs đối với thuốc trừ sâu và các chất hoạt động có liên quan đến gạo bằng cách tham khảo cơ sở dữ liệu MRL của EU; tìm kiếm gạo (hoặc mã số 0500060). Đọc về Quản lý sâu bệnh trong Ngân hàng Kiến thức Lúa gạo và giảm mức độ thuốc trừ sâu bằng cách áp dụng quản lý dịch hại tổng hợp (IPM) trong sản xuất. IPM là một chiến lược kiểm soát dịch hại nông nghiệp bao gồm các hoạt động trồng trọt và quản lý hóa chất. Xem danh sách cập nhật các cơ quan kiểm soát và cơ quan có thẩm quyền được phê duyệt để áp dụng các tiêu chuẩn và chương trình kiểm soát tương đương ở các nước không thuộc Liên minh châu Âu.

“Ngoài các yêu cầu bắt buộc của thị trường có thể được hiểu là yêu cầu tối thiểu, các yêu cầu của người mua cũng cần phải được thảo luận và tuân thủ” – Thương vụ lưu ý.

Chú trọng cấc sản phẩm đáp ứng tiêu chuẩn sáng kiến bền vững

Thương vụ Việt Nam tại Thụy Điển đặc biệt lưu ý, xu hướng sản xuất và kinh doanh bền vững và có trách nhiệm hơn ngày càng được quan tâm. Xu hướng này liên quan đến nhiều khía cạnh trong chuỗi cung ứng, bao gồm điều kiện làm việc, sử dụng nước, quản lý chất thải... Sản phẩm của doanh nghiệp sẽ được người mua Bắc Âu chấp nhận nếu tuân thủ các sáng kiến bền vững.

Do đó, khi xuất khẩu gạo vào thị trường Bắc Âu, các doanh nghiệp nên chú trọng đến các sản phẩm nêu bật được các lợi ích sức khỏe cũng như nhấn mạnh yếu tố hữu cơ và không có hóa chất luôn được quan tâm tại thị trường Bắc Âu.

Đồng thời, kiểm tra hoạt động hiện tại của doanh nghiệp bằng cách kiểm tra các yêu cầu chi tiết và hệ thống điểm của Tiêu chuẩn SRP về canh tác lúa bền vững và xem xét việc thực hiện quy tắc ứng xử BSCI. Đảm bảo doanh nghiệp có đầy đủ hệ thống kiểm soát chất lượng để có thể cung cấp với khối lượng và chất lượng nhất quán.

Ngoài ra, cần nghiên cứu Bản đồ tiêu chuẩn để tìm hiểu về các tiêu chuẩn xã hội và bền vững tự nguyện khác nhau. Lưu ý rằng, mọi hệ thống chứng nhận có thể thu hút một kiểu người mua khác nhau nhưng việc đáp ứng quá nhiều tiêu chuẩn có thể tốn kém và khiến sản phẩm kém cạnh tranh hơn về giá. Nghiên cứu các chương trình và sáng kiến xã hội khác nhau trong nghiên cứu của CBI về yêu cầu của người mua đối với ngũ cốc.

Đặc biệt, có thể xem xét chứng nhận hữu cơ nếu điều kiện cho phép. Tuy nhiên, việc thực hiện sản xuất hữu cơ và được chứng nhận có thể tốn kém. Kiểm tra với người mua hàng để xác định chương trình chứng nhận nào phù hợp nhất với thị trường mục tiêu.

Ngoài ra, doanh nghiệp cần cập nhật những diễn biến trong thương mại gạo thông qua các trang tin tức như Rice News Today và World-grain.com. Tham gia các hội chợ thương mại ở Châu Âu như SIAL, Anuga hoặc Biofach để tìm khách hàng tiềm năng. Các doanh nghiệp Bắc Âu cũng hay tham gia các hội chợ này để tìm kiếm nguồn cung gạo. Tìm hỗ trợ tài chính để quảng bá sản phẩm và mở rộng sang thị trường Bắc Âu, chẳng hạn như thông qua các tổ chức phi chính phủ làm việc với các cộng đồng để tạo ra thương hiệu thương mại công bằng hoặc thông qua các nhà đầu tư có tác động xã hội như Okio Credit, Triodos hoặc Truvalu.

Nguồn: VinaNet

Tổng số bài đăng 287.

Tiêu đề Ngày
Xây dựng ASEAN tự cường, bảo vệ phúc lợi và đẩy nhanh tăng trưởng khu vực sau 2025 07-11-2024
Thuế tối thiếu toàn cầu và tác động đến chính sách đầu tư tại các nước ASEAN 06-11-2024
Cuộc bầu cử Tổng thống Hoa Kỳ năm 2024 và những tác động đến thị trường Đông Nam Á (ASEAN) 05-11-2024
Triển vọng tăng trưởng kinh tế khu vực châu Á - Thái Bình Dương: Tồn tại những yếu tố bất định 04-11-2024
ASEAN hướng tới cải tiến cơ chế “Giải pháp ASEAN cho Đầu tư, Dịch và Thương mại (ASSIST)” 04-11-2024
Phiên họp lần thứ 9 của Nhóm làm việc về Cộng đồng Kinh tế ASEAN giai đoạn sau năm 2025 sẽ diễn ra từ ngày 12 đến 13 tháng 11 năm 2024 tại Băng cốc, Thái Lan 04-11-2024
Quan hệ kinh tế thương mại ASEAN – Hàn Quốc liên tục được nâng tầm 04-11-2024
Tăng cường an ninh mạng thông qua khởi động Chương trình Nâng cao năng lực an ninh mạng trong toàn khu vực Đông Nam Á cùng Mastercard và Quỹ ASEAN (ASEAN Foundation) 04-11-2024
Hiệp định RCEP tiếp tục thu hút sự quan tâm của một số nền kinh tế 04-11-2024
Phiên họp lần thứ 6 Uỷ ban hỗn hợp Hiệp định Thương mại Hàng hoá ASEAN - Ấn Độ (AITIGA JC 6) sẽ diễn ra từ ngày 18-22/11/2024 tại New Delhi, Ấn Độ 04-11-2024