Underline menu menu close

Một số hãng điện thoại tại Indonesia gặp khó khăn trước chính sách hạn chế

10:33 - 19/12/2024

Ngày 25/10, Bộ Công nghiệp Indonesia đã tuyên bố ngừng cấp phép mua bán và tiếp thị iPhone 16 và đồng hồ thông minh Apple Watch Series 10 mới nhất của Apple trên toàn bộ lãnh thổ của quốc gia này. Những sản phẩm cũ hơn của Apple vẫn tiếp tục được kinh doanh tại Indonesia.

Picture10-2

Động thái này đặt ra một trở ngại lớn cho Apple, trong bối cảnh doanh số dòng iPhone 16 đang ghi nhận mức tăng trưởng mạnh mẽ tại nhiều thị trường khác, bao gồm cả Trung Quốc.

Bộ Công nghiệp Indonesia cho biết vào đầu tháng 10/2024 rằng Apple mới chỉ đầu tư 1,5 nghìn tỷ rupiah (khoảng 95 triệu USD) vào Indonesia, thấp hơn mức cam kết ban đầu là 1,7 nghìn tỷ rupiah. Apple hiện đã xây dựng 04 trung tâm phát triển tại Indonesia thay vì thiết lập một cơ sở sản xuất địa phương như Giám đốc điều hành Tim Cook đã từng hứa hẹn vào tháng 4/2024.

Việc thiếu hụt trong khoản đầu tư này là nguyên nhân khiến Bộ Công nghiệp không thể cấp chứng nhận Nhận dạng Thiết bị Di động Quốc tế (IMEI) cho sản phẩm iPhone 16. Bộ Công nghiệp giải thích rằng "chưa thể cấp giấy phép cho iPhone 16 vì Apple vẫn còn các cam kết chưa thực hiện".

Ngoài ra, giấy chứng nhận tỷ lệ nội địa hóa (TKDN) của Apple cũng đã hết hạn và hiện đang chờ gia hạn. Cụ thể, sản phẩm bán tại nước này phải có tỷ lệ thành phần xuất xứ trong nước nhất định. Với sản phẩm điện tử như điện thoại di động, tỷ lệ tối thiểu là 35-40%.

Theo Bộ Công nghiệp Indonesia, tính đến thời điểm hiện tại, khoảng 9.000 chiếc iPhone 16 đã vào thị trường Indonesia thông qua hình thức xách tay hoặc vận chuyển qua bưu điện. Tuy nhiên, những thiết bị này chỉ được phép sử dụng cho mục đích cá nhân và không được phép giao dịch thương mại.

Vào ngày 22/10, Bộ trưởng Agus Gumiwang Kartasasmita đã kêu gọi người dân Indonesia không nên mua iPhone 16 từ nước ngoài. Ông cũng đề nghị người dân báo cáo với cơ quan chức năng nếu phát hiện bất kỳ cá nhân nào giao dịch iPhone 16 dưới dạng xách tay, vì đây là hành vi "bất hợp pháp".

Đến ngày 5/11, Apple đã đề xuất đầu tư 10 triệu USD vào Indonesia để xóa lệnh cấm nhưng bị từ chối. Hãng tiếp tục nâng mức đề xuất lên gấp 10 lần vào ngày 19/11. Kế hoạch đầu tư dự kiến trị giá 100 triệu USD của Apple trong 02 năm sẽ chủ yếu để xây trung tâm nghiên cứu và phát triển, cùng học viện đào tạo nhà phát triển tại Bali và Jakarta. Bên cạnh đó, Apple cũng sẽ sản xuất linh kiện AirPods Max từ tháng 7/2025.

Tuy nhiên, Indonesia mong muốn sự cam kết mạnh mẽ hơn về mặt sản xuất. Ông Febri Hendri Antoni Arif nói: "Dù chúng tôi chưa thể sản xuất chất bán dẫn, nếu Apple cần, họ có thể lấy linh kiện từ các nhà cung cấp trong nước. Điều này sẽ tạo hiệu ứng nhân đôi, đặc biệt trong việc hấp thụ lao động tại Indonesia".

Dòng Pixel của Google cũng rơi vào tầm ngắm với nguyên nhân tương tự. Indonesia đã cấm bán điện thoại Google vì Google Pixel không đáp ứng yêu cầu về hàm lượng nội địa hóa tương tự iPhone 16. Trong cuộc họp báo ngày 31/10, ông Febri Hendri Antoni Arief cho biết việc buôn bán điện thoại Google Pixel trong nước là bất hợp pháp. Ước tính 22.000 thiết bị đã vào thị trường qua bưu điện hoặc xách tay, theo hãng tin Kontan.

Các hãng sản xuất smartphone đối thủ khác như Samsung, Xiaomi… đã thành lập nhà máy lắp ráp tại Indonesia để tuân thủ các quy định về đầu tư của quốc gia này. Indonesia cũng có một số quy định khác về đầu tư nước ngoài bao gồm việc sử dụng nguyên liệu hoặc nhân công trong nước.

Indonesia có lịch sử lâu đời trong việc đưa ra các quy định nghiêm ngặt để buộc các công ty nước ngoài phải sản xuất hàng hóa ngay tại quốc gia này. Điều này giúp tạo thêm công ăn việc làm cho người lao động tại Indonesia, nhưng cũng ảnh hưởng không nhỏ đến quyết định đầu tư của các công ty nước ngoài.

Bloomberg nhận định, những động thái trên báo hiệu Indonesia sẵn sàng tăng cường thực thi chính sách hạn chế đối với doanh nghiệp nước ngoài để đảm bảo đầu tư lớn hơn.

Nguồn: Tổng hợp

Tổng số bài đăng 312.

Tiêu đề Ngày
Việt Nam xuất siêu hơn 20 tỷ USD trong 8 tháng đầu năm 2023 30-08-2023
Dòng FDI vào Việt Nam tăng trưởng 8,2% giai đoạn 8 tháng đầu năm 2023 30-08-2023
Việt Nam và Singapore ký kết 7 văn kiện hợp tác quan trọng 30-08-2023
VÒNG ĐÀM PHÁN THỨ HAI VỀ KHU VỰC THƯƠNG MẠI TỰ DO ASEAN-TRUNG QUỐC (ACFTA) PHIÊN BẢN 3.0 TỔ CHỨC TẠI THÁI LAN 30-08-2023
8 tháng đầu năm, vốn đầu tư ra nước ngoài của Việt Nam tăng trưởng tích cực 30-08-2023
THÔNG TIN BÁO CHÍ CÁC HỘI NGHỊ THAM VẤN BỘ TRƯỞNG KINH TẾ GIỮA ASEAN VÀ ĐỐI TÁC: ỐT-XTRÂY-LI-A, NIU DI-LÂN, HÀN QUỐC, NHẬT BẢN VÀ ASEAN CỘNG BA NGÀY 22/8/2023 22-08-2023
THÔNG TIN BÁO CHÍ CÁC HỘI NGHỊ THAM VẤN BỘ TRƯỞNG KINH TẾ GIỮA ASEAN VÀ ĐỐI TÁC: HOA KỲ, TRUNG QUỐC, NGA, ẤN ĐỘ, ĐÔNG Á VÀ HỘI NGHỊ BỘ TRƯỞNG HIỆP ĐỊNH RCEP NGÀY 21/8/2023 22-08-2023
THÔNG TIN BÁO CHÍ CÁC HỘI NGHỊ THAM VẤN BỘ TRƯỞNG KINH TẾ GIỮA ASEAN VÀ CÁC ĐỐI TÁC: LIÊN MINH CHÂU ÂU, CA-NA-ĐA, TỔ CHỨC SỞ HỮU TRÍ TUỆ THẾ GIỚI, HỒNG CÔNG-TRUNG QUỐC NGÀY 20/8/2023 21-08-2023
THÔNG TIN BÁO CHÍ HỘI NGHỊ BỘ TRƯỞNG KINH TẾ ASEAN LẦN THỨ 55 19/8/2023 21-08-2023
ASEAN VÀ TRUNG QUỐC BẮT ĐẦU ĐÀM PHÁN NÂNG CẤP FTA SONG PHƯƠNG 03-08-2023