Tổng số bài đăng 240.
Trong bối cảnh đại dịch Covid-19 diễn biến phức tạp trên toàn thế giới tác động không nhỏ tới Việt Nam và EU/Vương quốc Anh, thương mại xuất nhập khẩu của Việt Nam sang EU/Vương quốc Anh và ngược lại đều tăng trưởng hơn so với trước khi hai Hiệp định chưa có hiệu lực. Tuy nhiên, đi cùng với đó thì nhu cầu sử dụng các công cụ phòng vệ thương mại đòi hỏi các doanh nghiệp cần tìm hiểu, nắm vững các cam kết để chuẩn bị, khai thác các lợi ích mà các Hiệp định mang lại và bảo vệ lợi ích chính đáng của doanh nghiệp.
Hiệp định Thương mại tự do giữa Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Liên minh châu Âu (EVFTA) được hai bên ký kết ngày 30/6/2019, được Quốc hội Việt Nam thông qua tại Nghị quyết số 102/2020/QH14 về việc phê chuẩn Hiệp định EVFTA ngày 8/6/2020.
Với việc Việt Nam và EU hoàn tất các thủ tục pháp lý trong nước, Hiệp định EVFTA đã chính thức có hiệu lực vào ngày 01/8/2020. Hiệp định Thương mại Tự do giữa Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Liên hiệp Vương quốc Anh và Bắc Ai-len (UKVFTA) được hai bên ký kết 29/12/2020. Để tối đa hóa thuận lợi cho hoạt động thương mại giữa hai bên, Hiệp định đã có hiệu lực tạm thời từ 6h sáng ngày 01/01/2021 theo giờ Việt Nam (tức 23h tối ngày 31/12/2020 theo giờ Vương quốc Anh) và chính thức có hiệu lực từ ngày 01/05/2021.
Hiệp định được đàm phán dựa trên nguyên tắc kế thừa các cam kết đã có trong Hiệp định thương mại tự do giữa Việt Nam và Liên minh châu Âu (EVFTA) với những điều chỉnh cần thiết để bảo đảm phù hợp với khuôn khổ thương mại song phương giữa Việt Nam và Anh. Được đánh giá là toàn diện, chất lượng cao và cân bằng về lợi ích cho cả Việt Nam và EU/Vương quốc Anh, việc 02 Hiệp định được phê chuẩn và có hiệu lực là sự khẳng định về chủ trương tăng cường và làm sâu sắc hơn nữa quan hệ hợp tác giữa các bên, đặc biệt là trong các lĩnh vực kinh tế, thương mại và đầu tư. 02 Hiệp định cũng là cơ sở vững chắc để phát huy tiềm năng phát triển về thương mại, đầu tư và hợp tác giữa Việt Nam và EU/ Vương quốc Anh trong thời gian tới.
Trong bối cảnh đại dịch Covid-19 diễn biến phức tạp trên toàn thế giới tác động không nhỏ tới Việt Nam và EU/Vương quốc Anh, thương mại xuất nhập khẩu của Việt Nam sang EU/Vương quốc Anh và ngược lại đều tăng trưởng hơn so với trước khi hai Hiệp định chưa có hiệu lực. Hai Hiệp định mới được đưa vào thực thi được một thời gian ngắn nhưng có thể nói các 5 www.trav.gov.vn TRAV doanh nghiệp của Việt Nam đã bước đầu tận dụng được những cơ hội mà hai Hiệp định đem lại.
Tuy nhiên, đi cùng với đó thì nhu cầu sử dụng các công cụ phòng vệ thương mại (PVTM), số lượng các vụ việc phòng vệ thương mại của cả hai bên sẽ gia tăng, đòi hỏi các doanh nghiệp cần tìm hiểu, nắm vững các cam kết trong Hiệp định để chuẩn bị, khai thác các lợi ích mà các Hiệp định mang lại, đồng thời bảo vệ lợi ích chính đáng của doanh nghiệp. Bởi lẽ, cả EVFTA và UKVFTA đều có mức độ cắt giảm thuế quan sâu, kéo theo đó là áp lực cạnh tranh đối với các doanh nghiệp cũng sẽ cao hơn và khi đó, nhu cầu sử dụng công cụ phòng vệ thương mại cũng sẽ tăng cao để bảo vệ ngành sản xuất mỗi nước.
Vì vậy, doanh nghiệp Việt cần nắm rõ quy định về phòng vệ thương mại trong các Hiệp định nói chung, các quy định về phòng vệ thương mại của EU/Vương quốc Anh nói riêng, cũng như ý thức toàn diện, sâu sắc về các công cụ PVTM có trong tay. Hiện tại, Việt Nam đã có một hệ thống quy định pháp luật về phòng vệ thương mại phù hợp với quy định của WTO, thông lệ quốc tế để tiến hành khởi xướng điều tra, áp dụng các biện pháp phòng vệ thương mại nhằm bảo vệ lợi ích của mình trong bối cảnh thực thi các Hiệp định.
Quy định về phòng vệ thương mại trong 02 Hiệp định Hiệp định UKVFTA được đàm phán dựa trên nguyên tắc kế thừa các cam kết đã có trong Hiệp định EVFTA với những điều chỉnh cần thiết để bảo đảm phù hợp với khuôn khổ thương mại song phương giữa 2 bên. Nội dung về phòng vệ thương mại trong 02 hiệp định là tương tự như nhau. 02 Hiệp định đưa ra các quy định về phòng vệ thương mại tại Chương 3 EVFTA bao gồm 3 Mục 14 Điều quy định các cam kết giữa Việt Nam và EU về các nguyên tắc và cách thức áp dụng các biện pháp phòng vệ thương mại (bao gồm chống bán phá giá, chống trợ cấp và tự vệ) đối với hàng hóa xuất khẩu của mỗi Bên. Riêng với biện pháp tự vệ thì Chương này có quy định riêng về biện pháp tự vệ song phương giữa Việt Nam và EU/Vương quốc Anh ngoài các biện pháp tự vệ toàn cầu theo WTO.
Chương về các biện pháp phòng vệ thương mại tại 2 Hiệp định bao gồm các điều khoản liên quan đến việc sử dụng các công cụ phòng vệ thương mại truyền thống trong WTO (bao gồm các biện pháp: chống bán phá giá, chống trợ cấp và tự vệ). Về cơ bản, nội dung phòng vệ thương mại dựa trên các quy định của WTO, đồng thời bổ sung các nguyên tắc mang tính tiến bộ, phù hợp với hệ thống pháp luật về phòng vệ thương mại của ta, giúp cho nền kinh tế, các ngành sản xuất trong nước có công cụ “phòng vệ” hợp pháp, tiến bộ, bảo đảm hiệu quả của việc tham gia Hiệp định.
Các điểm mới về phòng vệ thương mại trong Hiệp định so với tiêu chuẩn của WTO là:
- Bổ sung các quy định giới hạn việc sử dụng các công cụ này để tránh lạm dụng và bảo đảm công bằng, minh bạch. Các quy định này tạo ra môi trường kinh doanh ổn định và thuận lợi hơn cho doanh nghiệp xuất khẩu. Do đó, bên cạnh việc tuân thủ quy định trong WTO, trong quy trình khởi xướng, điều tra, áp dụng biện pháp CBPG/CTC, cơ quan có thẩm quyền phải bảo đảm:
+ Công khai thông tin: tất cả các thông tin, dữ liệu tham khảo cần thiết được sử dụng để đưa ra quyết định về biện pháp phòng vệ thương mại phải được công khai ngay sau khi áp dụng biện pháp tạm thời và trước khi ra kết luận cuối cùng. Việc công khai phải bằng văn bản và phải cho các bên liên quan một thời gian hợp lý để bình luận.
+ Cơ hội bình luận: Các bên liên quan có cơ hội thể hiện quan điểm trong quá trình điều tra (với điều kiện không làm cản trở quá trình điều tra và dẫn đến bị quá hạn điều tra).
- Quy định nguyên tắc áp dụng mức thuế thấp hơn, tức là thuế chống bán phá giá hoặc chống trợ cấp chỉ ở mức đủ để loại bỏ thiệt hại (trong khi WTO không bắt buộc sử dụng quy tắc này). Điều này giúp hai bên hạn chế đưa ra những quyết định áp thuế với mức thuế quá cao không cần thiết.
- Một điểm đáng lưu ý là theo cam kết EVFTA, hai bên sẽ không áp dụng biện pháp chống bán phá giá, chống trợ cấp nếu việc này không phù hợp với lợi ích công cộng (tức là bên cạnh việc xem xét tình hình của ngành sản xuất trong nước thì nước điều tra cũng cần xem xét tình hình, quan điểm của nhà nhập khẩu, hiệp hội ngành hàng, tổ chức đại diện người tiêu dùng và các doanh nghiệp hạ nguồn).
- Biện pháp tự vệ toàn cầu: EVFTA quy định các bên tiếp tục tuân thủ các quy định của WTO về biện pháp tự vệ toàn cầu, đồng thời bổ sung thêm các cam kết sau:
+ Thông báo: bên khởi xướng điều tra/ chuẩn bị áp dụng biện pháp phải thông báo bằng văn bản tất cả các thông tin cơ bản và các căn cứ ra quyết định trong vụ việc theo yêu cầu của bên kia;
+ Cách thức: Phải tạo điều kiện để trao đổi song phương giữa hai bên về biện pháp tự vệ và chỉ được áp dụng chính thức biện pháp tự vệ sau 30 ngày kể từ khi trao đổi song phương thất bại.
- 2 Hiệp định cũng quy định về cơ chế tự vệ song phương, để bảo đảm việc cắt giảm thuế quan theo Hiệp định không gây ra các cú “sốc” đối với các ngành sản xuất trong nước, 2 Hiệp định quy định cơ chế tự vệ song phương trong thời gian chuyển đổi là 10 năm, tạo cơ sở pháp lý bảo đảm được quyền lợi của các bên được sử dụng công cụ tự vệ chính đáng trong việc bảo vệ ngành sản xuất trong nước nếu có thiệt hại hoặc đe doạ thiệt hại do việc cắt giảm thuế quan từ Hiệp định.
Nguồn: Bộ Công Thương