Underline menu menu close

EU - Ấn Độ đồng ý nối lại đàm phán FTA

05:19 - 17/05/2021

Về lịch sử hợp tác song phương, EU và Ấn Độ đã ký kết Thỏa thuận Hợp tác và Đối tác song phương năm 1994. Tuy nhiên, tiến trình đàm phán hiệp định thương mại chính thức giữa EU và Ấn Độ, được khởi động từ năm 2007, đến nay đã đối mặt với không ít trục trặc. Khó khăn của lao động Ấn Độ trong tiếp cận cơ hội việc làm tại EU, song song với mức thế nhập khẩu cao áp dụng cho đồ uống và xe ô tô nhập khẩu từ EU là những yếu tố chính tạo khoảng cách giữa hai bên. Gần đây nhất là việc Ấn Độ hủy lịch làm việc vào tháng 8 năm 2015 với Trưởng đoàn Đàm phán phía EU, một động thái nhằm thể hiện sự phản đối của nước này đối với lệnh cấm nhập khẩu của EU với 700 loại thuốc gốc được cho là có dấu hiệu can thiệp trong quá trình trong quá trình thử nghiệm lâm sàng.

Dù vậy, EU thời gian gần đây đang tỏ thái độ quan tâm hơn bao giờ hết đến khu vực Ấn Độ - Thái Bình Dương nói chung, và đặc biệt là Ấn Độ. Nếu như tại những hội nghị thượng đỉnh cấp cao trước đây với Ấn Độ thường chỉ có sự tham gia của Chủ tịch EU, cuộc họp trực tuyến ngày 08 tháng 5 năm 2021 là lần đầu tiên có sự tham gia của toàn bộ 27 Lãnh đạo các nước thành viên EU.

Trong Tuyên bố chung giữa Ấn Độ và EU được công bố cùng ngày, hai bên nhận định đây là “thời khắc then chốt trong mối quan hệ song phương kể từ Hội nghị Thượng đỉnh EU - Ấn Độ lần đầu vào năm 2000”. Trên cơ sở đó, hai bên thống nhất tăng cường hợp tác về các lĩnh vực: xây dựng sự sẵn sàng về y tế và khả năng phục hồi trong bối cảnh đại dịch COVID-19; chung tay bảo vệ hành tinh và khích lệ phát triển xanh; thúc đẩy tăng trưởng thông qua thương mại, kết nối và công nghệ; cùng hướng tới một thế giới an toan hơn, thịnh vượng hơn, dân chủ hơn.

Cụ thể về thương mại, EU và Ấn Độ “thống nhất sẽ quay lại đàm phán hướng tới một thỏa thuận thương mại cân bằng, tham vọng, toàn diện và cùng có lợi cho đôi bên, phù hợp để đối diện những thách thức hiện tại”. Ngoài FTA, hai bên quyết định sẽ đàm phán riêng biệt các thỏa thuận về bảo vệ đầu tư, và chỉ dẫn địa lý, để ngỏ khả năng tích hợp vào Hiệp định thương mại, tùy vào tiến độ đàm phán.

Bên cạnh đó, hai bên cũng chính thức khởi động khung Hợp tác Kết nối, với mục đích tạo thuận lợi cho các khoản đầu tư tư nhân quy mô lớn về kết nối bền vững về các yếu tố: công nghệ số, năng lượng, giao thông, giữa con người với con người, tập trung vào các nước và khu vực đang phát triển như Châu Phi, Trung Á, và Ấn Độ - Thái Bình Dương.

Theo số liệu từ Ủy ban Châu Âu (EC), EU hiện là đối tác thương mại lớn thứ 3 của Ấn Độ với kim ngạch thương mại trị giá gần 63 tỉ euro, tương đương với 11,1% tổng kim ngạch thương mại của Ấn Độ, chỉ đứng sau Trung Quốc và Hoa Kỳ. Ngược lại, Ấn Độ là đối tác thương mại lớn thứ 10 của EU, chiếm 1,8% tổng kim ngạch của Liên minh này trong năm 2020, đứng sau Trung Quốc, Hoa Kỳ và Anh. Hoạt động đầu tư – thương mại giữa hai nền kinh tế có dấu hiệu nóng lên trong những năm gần đây. Cụ thể, kim ngạch thương mại về hàng hóa giữa EU và Ấn Độ đã tăng trưởng 72% trong thập kỷ vừa qua, trong khi đầu tư nước ngoài từ EU vào Ấn Độ đã tăng hơn gấp đôi về tỉ trọng trong giai đoạn này, từ 8% lên 18%.

Tổng hợp từ các nguồn tin Nikkei Asia, AP, Reuters, FT, LiveMint, EC 

Tổng số bài đăng 329.

Tiêu đề Ngày
Phiên họp Ủy ban tham vấn chung về tạo thuận lợi thương mại lần thứ 31 (ATF-JCC 31) sẽ diễn ra từ ngày 19 đến 21 tháng 02 năm 2025 tại Kuala Lumpur, Malaysia 20-12-2024
Hội nghị Quan chức Kinh tế Cao cấp ASEAN hẹp (SEOM Retreat) 2025 20-12-2024
Thế giới đa cực là một trong những xu hướng lớn ASEAN cần tham khảo để hướng tới Cộng đồng Kinh tế ASEAN sau năm 2025 tầm nhìn năm 2045 20-12-2024
Tiềm năng ngành bán dẫn và vị trí của ASEAN 20-12-2024
Đắk Lắk nâng tầm Nông nghiệp: Xuất khẩu vượt kỳ vọng và cơ hội từ Hiệp định RCEP 20-12-2024
Viện Nghiên cứu Kinh tế ASEAN và Đông Á (ERIA) nhận định về mức độ hội nhập vào chuỗi giá trị toàn cầu của ASEAN và Ấn Độ 20-12-2024
Canada thúc đẩy hợp tác kinh tế - thương mại – năng lượng với khu vực Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương và ASEAN 20-12-2024
Tình hình cập nhật chuẩn bị cho Vai trò Chủ tịch ASEAN 2025 của Malaysia trong trụ cột kinh tế tháng 12 năm 2024 20-12-2024
Hội thảo “Đề xuất hoạt động Hợp tác kinh tế và Hỗ trợ kỹ thuật trong khuôn khổ Hiệp định AANZFTA và Hiệp định RCEP" 19-12-2024
Quy định về tỷ lệ nội địa hóa bắt buộc đối với điện thoại di động của Indonesia 19-12-2024