Underline menu menu close

ASEAN - Canada: Quan hệ đối tác tiềm năng hai bên bờ Thái Bình Dương

10:43 - 19/12/2024

Được kết nối vị trí địa lý qua Thái Bình Dương – một trong những đại dương có các tuyến đường hàng hải vận chuyển hàng hoá sôi động nhất trên thế giới, ASEAN và Canada có điều kiện tự nhiên thuận lợi để phát triển hợp tác kinh tế - thương mại.

Canada trở thành đối tác đối thoại của ASEAN vào năm 1977 và hiện là một trong 11 đối tác đối thoại của ASEAN. Năm 2009, Canada bổ nhiệm đại sứ tại ASEAN và hai bên thông qua Tuyên bố chung về Quan hệ đối tác tăng cường ASEAN – Canada. Năm 2016, Canada lập phái đoàn ngoại giao tại ASEAN và bổ nhiệm Đại sứ chuyên trách đầu tiên của Canada tại ASEAN. Canada có cơ quan đại diện ngoại giao tại tất cả 10 quốc gia thành viên ASEAN.

Tháng 11 năm 2022, Canada công bố Chiến lược Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương (IPS), chiến lược định hướng phương cách tiếp cận hỗ trợ ngoại giao, thương mại, quốc phòng, an ninh và phát triển của Canada đối với khu vực Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương trong thập kỷ tới. Theo IPS của Canada, Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương là khu vực trải rộng trên 40 quốc gia và nền kinh tế, bao gồm tất cả 10 quốc gia thành viên ASEAN. Tầm nhìn của Canada được thể hiện qua IPS về khu vực Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương là một khu vực tự do, cởi mở và toàn diện, trong đó ASEAN là cốt lõi. IPS của Canada ủng hộ vai trò trung tâm của ASEAN và góp phần thực hiện Tầm nhìn của ASEAN về Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương.

Ngày 6 tháng 9 năm 2023, Thủ tướng Canada Trudeau tham dự Hội nghị cấp cao ASEAN-Canada được tổ chức tại Jakarta, Indonesia. Tại Hội nghị Cấp cao này, ASEAN và Canada nâng cấp quan hệ lên Đối tác Chiến lược, đánh dấu một chương mới trong quan hệ ASEAN-Canada.

Picture11-1
Ảnh: Bộ trưởng Xúc tiến xuất khẩu, thương mại quốc tế và phát triển kinh tế Canada Mary Ng tham dự Hội nghị Tham vấn Bộ trưởng Kinh tế ASEAN – Canada lần thứ 13 tại Viêng Chăn, Lào ngày 20/9/2024 (Nguồn: Ban Thư ký ASEAN)

Về hợp tác kinh tế - thương mại, năm 2011, ASEAN và Canada đã ký Tuyên bố chung về Thương mại và Đầu tư (Joint Declaration on Trade and Investment - JDTI) tạo nền tảng cho việc trao đổi thông tin thường xuyên về các cơ hội và tiềm năng mở rộng, thúc đẩy thương mại và đầu tư giữa Canada và ASEAN. Bên cạnh đó, ASEAN và Canada cũng thường xuyên tổ chức các Đối thoại Chính sách Thương mại để thảo luận và tăng cường hiểu biết lẫn nhau về các vấn đề kinh tế các bên cùng quan tâm. Năm 2024, Canada thông báo về Chương trình Hỗ trợ kỹ thuật mới của Canada tại khu vực Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương về lĩnh vực thương mại và lao động.

Hiện nay, trong khu vực ASEAN, Canada là thành viên Hiệp định CPTPP cùng 4 nước thành viên ASEAN là Việt Nam, Singapore, Brunei và Malaysia. Ngoài ra, Canada và Indonesia vừa kết thúc cơ bản đàm phán Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện (CEPA). Các nước ASEAN và Canada đã nhất trí chính thức khởi động đàm phán Hiệp định Thương mại Tự do giữa ASEAN và Canada (ACAFTA) tại Hội nghị tham vấn Bộ trưởng Kinh tế ASEAN – Canada lần thứ 10 diễn ra vào tháng 11 năm 2021. Hai bên đặt mục tiêu kết thúc đàm phán Hiệp định ACAFTA vào năm 2025. Hiệp định ACAFTA sau khi được hoàn tất được kỳ vọng sẽ tiếp tục làm sâu sắc thêm và đưa hợp tác kinh tế - thương mại giữa ASEAN và Canada lên một tầm cao mới.

Trong ASEAN, Việt Nam là đối tác thương mại lớn nhất của Canada; tiếp theo là Indonesia, Singapore, và Malaysia. Quan hệ thương mại và đầu tư giữa ASEAN và Canada có dấu hiệu phục hồi tích cực hậu đại dịch Covid-19. Theo số liệu của ASEANStats, kim ngạch thương mại hai chiều đạt 23,1 tỷ USD vào năm 2022 và 20,3 tỷ USD vào năm 2023 (trong năm 2023, xuất khẩu từ ASEAN đạt 12,4 tỷ USD và nhập khẩu vào ASEAN đạt 7,9 tỷ USD). Dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) từ Canada vào ASEAN đạt 3,62 tỷ USD vào năm 2022, tăng 13,4% so với cùng kỳ năm trước. Các lĩnh vực thế mạnh của Canada bao gồm: hàng không vũ trụ, quốc phòng, nông sản và thực phẩm chế biến, cơ sở hạ tầng, năng lượng và công nghệ sạch, công nghệ thông tin và truyền thông, giáo dục. Thế mạnh của Canada về công nghệ tiên tiến và đào tạo nguồn nhân lực phù hợp để hỗ trợ các nước ASEAN./.

Tổng số bài đăng 330.

Tiêu đề Ngày
Hợp tác kinh tế ASEAN – Liên bang Nga: duy trì liên kết thương mại trong bối cảnh khó khăn 20-12-2024
Phiên họp Ủy ban tham vấn chung về tạo thuận lợi thương mại lần thứ 31 (ATF-JCC 31) sẽ diễn ra từ ngày 19 đến 21 tháng 02 năm 2025 tại Kuala Lumpur, Malaysia 20-12-2024
Hội nghị Quan chức Kinh tế Cao cấp ASEAN hẹp (SEOM Retreat) 2025 20-12-2024
Thế giới đa cực là một trong những xu hướng lớn ASEAN cần tham khảo để hướng tới Cộng đồng Kinh tế ASEAN sau năm 2025 tầm nhìn năm 2045 20-12-2024
Tiềm năng ngành bán dẫn và vị trí của ASEAN 20-12-2024
Đắk Lắk nâng tầm Nông nghiệp: Xuất khẩu vượt kỳ vọng và cơ hội từ Hiệp định RCEP 20-12-2024
Viện Nghiên cứu Kinh tế ASEAN và Đông Á (ERIA) nhận định về mức độ hội nhập vào chuỗi giá trị toàn cầu của ASEAN và Ấn Độ 20-12-2024
Canada thúc đẩy hợp tác kinh tế - thương mại – năng lượng với khu vực Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương và ASEAN 20-12-2024
Tình hình cập nhật chuẩn bị cho Vai trò Chủ tịch ASEAN 2025 của Malaysia trong trụ cột kinh tế tháng 12 năm 2024 20-12-2024
Hội thảo “Đề xuất hoạt động Hợp tác kinh tế và Hỗ trợ kỹ thuật trong khuôn khổ Hiệp định AANZFTA và Hiệp định RCEP" 19-12-2024