Total number of posts 312.
Title | Date |
---|---|
THÔNG TIN BÁO CHÍ HỘI NGHỊ BỘ TRƯỞNG KINH TẾ ASEAN HẸP LẦN THỨ 29 | 22-03-2023 |
Hiệp định Tạo thuận lợi Thương mại của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) là một bước tiến quan trọng nhằm thúc đẩy thương mại toàn cầu thông qua việc giảm bớt các rào cản thương mại, đơn giản hóa và hiện đại hóa các quy trình hải quan. Được ký kết vào tháng 12 năm 2013 tại Hội nghị Bộ trưởng WTO lần thứ 9 ở Bali, Indonesia, Hiệp định chính thức có hiệu lực vào ngày 22 tháng 2 năm 2017 sau khi được ít nhất 2/3 các quốc gia thành viên phê chuẩn. Đây là hiệp định đa phương đầu tiên được thông qua kể từ khi WTO được thành lập vào năm 1995.
Hiệp định Tạo thuận lợi Thương mại (Trade Facilitation Agreement - TFA) được thiết kế nhằm: (i) Giảm chi phí và thời gian giao dịch thương mại, từ đó tăng tính cạnh tranh và khả năng hội nhập quốc tế của các nước thành viên, đặc biệt là các quốc gia đang phát triển; (ii) Đơn giản hóa, chuẩn hóa và minh bạch hóa các quy trình hải quan và thông quan, (iii) Giảm thiểu các thủ tục không cần thiết và hạn chế các biện pháp hành chính gây cản trở thương mại.
Theo quy định tại Phần II của Hiệp định TFA, các cam kết của Hiệp định trên cơ sở rà soát thực tiễn quản lý của Thành viên được phân thành 3 nhóm cam kết: Cam kết nhóm A - thực hiện ngay sau khi Hiệp định có hiệu lực; Cam kết nhóm B - cần thêm thời gian để chuẩn bị thực hiện sau khi Hiệp định có hiệu lực; Cam kết nhóm C - cần thêm thời gian chuẩn bị và hỗ trợ kỹ thuật để thực hiện sau khi Hiệp định có hiệu lực. Có thể thấy, Hiệp định này cho phép các nước đang và kém phát triển đặt ra kế hoạch thực thi TFA trên cơ sở năng lực của các nước.
Hiện nay, 06 nước ASEAN gồm Bru-nây, In-đô-nê-xi-a, Ma-lai-xi-a, Phi-líp-pin, Xinh-ga-po và Thái Lan đã thực thi đầy đủ các nghĩa vụ của TFA, trong khi đó, 04 nước ASEAN còn lại gồm Cam-pu-chia, Lào, My-an-ma và Việt Nam dự kiến sẽ thực thi đầy đủ Hiệp định này trong giai đoạn 2025 – 2028.
Theo thống kê của Ban Thư ký ASEAN, tính đến tháng 10 năm 2024, tình hình thực hiện cam kết của nhóm 04 nước ASEAN còn lại như sau:
Dựa trên số liệu này, có thể thấy các nước ASEAN đều ghi nhận tiến độ tích cực trong việc thực hiện Hiệp định TFA, tạo cơ sở để tạo thuận lợi thương mại nội khối nói riêng và giữa ASEAN với thế giới nói chung. Để thúc đẩy việc thực thi đầy đủ Hiệp định này ở cả 10 nước ASEAN theo đúng lộ trình đề ra, Ban Thư ký ASEAN sẽ hỗ trợ các nước CLM kêu gọi các dự án nâng cao năng lực trong thời gian tới.
Đối với Việt Nam, việc tham gia vào Hiệp định TFA đã thúc đẩy Việt Nam cải thiện hạ tầng hải quan, minh bạch hóa quy trình và giảm chi phí thương mại, từ đó giúp hàng hóa và dịch vụ Việt Nam dễ dàng tiếp cận các thị trường toàn cầu.
Total number of posts 312.
Title | Date |
---|---|
THÔNG TIN BÁO CHÍ HỘI NGHỊ BỘ TRƯỞNG KINH TẾ ASEAN HẸP LẦN THỨ 29 | 22-03-2023 |
Ministry of Industry and Trade
Disclaimer: All information on this website is presented for consulation purpose only and does not constitute legal advice. All legal responsibility rests solely on the user. Users should not act upon any information obtained through this website without prior verigication with competent national authorities.
The website has been developed under Web Content Accessibility Guidlines (WCAG) 2
Viet Nam Ministry of Industry and Trade. All rights reserved.
Did you find what you were looking for?
Can we ask you a few more questions to help improve the VNTR?
0 of 12 answered