Total number of posts 316.
Title | Date |
---|
Phiên họp lần thứ 46 của Ủy ban Điều phối Thực thi Hiệp định Thương mại Hàng hóa ASEAN và các hội nghị liên quan sẽ diễn ra từ ngày 04 đến 07 tháng 12 năm 2024 tại Pattaya, Thái Lan để thảo luận về các vấn đề thực thi của Hiệp định Thương mại Hàng hóa ASEAN.
Theo quy định của Hiệp định ATIGA, Ủy ban Điều phối Thực thi Hiệp định Thương mại Hàng hóa ASEAN (CCA) được thành lập để hỗ trợ Quan chức Kinh tế ASEAN (SEOM) và Hội đồng Khu vực Mậu dịch Tự do ASEAN (AFTA) trong việc đảm bảo triển khai hiệu quả Hiệp định ATIGA.
Kể từ khi có hiệu lực vào ngày 17 tháng 5 năm 2010, đến nay, các nước ASEAN gần như đã hoàn thành thực thi các cam kết về mở cửa thị trường hàng hóa của mình cũng như duy trì thực thi đầy đủ các cam kết của Hiệp định. Cụ thể, cho đến nay, các nước ASEAN đã xóa bỏ trung bình 98,64% số dòng thuế nhập khẩu, trong đó Việt Nam xóa bỏ khoảng 98,2% (ta đang duy trì khoảng 1,8% số dòng thuế gồm 111 mặt hàng thuộc Danh mục loại trừ có tính chất nhạy cảm cao với quốc phòng, an ninh, xã hội v.v… và 55 mặt hàng nông nghiệp nhạy cảm với thuế suất trên 0%). Mặc dù đã hàng rào thuế quan đã gần như được xóa bỏ trong khu vực ASEAN, tỷ trọng thương mại nội khối vẫn chỉ đạt trung bình 23% tổng kim ngạch thương mại của khối. Vì vậy trong những năm gần đây, việc tìm ra giải pháp nhằm tăng cường tỷ lệ thương mại nội khối luôn là một trong những chương trình nghị sự ưu tiên của ASEAN nói chung và Ủy ban CCA nói riêng.
Các trưởng đoàn đàm phán nâng cấp Hiệp định Thương mại Hàng hóa ASEAN
Phiên họp lần thứ 46 được tổ chức vào thời điểm cuối năm với mục tiêu tập trung trao đổi các ưu tiên thường niên của Ủy ban CCA trong năm 2025, các vấn đề tồn đọng trong thực thi, cũng như các chương trình nghị sự nhằm nâng cao hiệu quả việc thực thi Hiệp định ATIGA của các nước ASEAN trong thời gian tới, trong đó tập trung vào các giải pháp nhằm nâng cao tỷ lệ tận dụng của Hiệp định ATIGA.
Bên cạnh đó, theo Lộ trình để Timor Leste trở thành thành viên đầy đủ của ASEAN, Hiệp định ATIGA sẽ là một trong những hiệp định kinh tế của ASEAN mà nước này phải gia nhập. Trên cơ sở đó, Ủy ban CCA cũng sẽ trao đổi với Timor-Leste về mức độ sẵn sàng của nước này trong việc gia nhập Hiệp định ATIGA.
Sau 29 năm kể từ khi Việt Nam gia nhập ASEAN, ASEAN luôn là đối tác kinh tế - thương mại quan trọng của Việt Nam. Quan hệ kinh tế - thương mại giữa Việt Nam và khu vực thị trường ASEAN không ngừng phát triển trong các năm qua và đạt được các thành tựu đáng kể. Cho đến nay, Khu vực mậu dịch tự do ASEAN là một trong những khuôn khổ hợp tác mà Việt Nam có cam kết mở cửa thị trường hàng hóa mạnh mẽ nhất. Tỷ lệ xóa bỏ thuế nhập khẩu của Việt Nam dành cho các nước ASEAN đạt 98,2% (các nước ASEAN khác xóa bỏ khoảng 98,7% thuế nhập khẩu cho hàng xuất khẩu của Việt Nam).
Theo số liệu của Tổng cục Hải quan, trong 9 tháng năm 2024, giá trị xuất khẩu của Việt Nam sang ASEAN đạt gần 27,6 tỷ USD (chiếm 9,2% tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam), tăng 13,1% so với cùng kỳ năm 2023.
Hiện nay, Hiệp định ATIGA đang được các nước ASEAN đàm phán nâng cấp nhằm đảm bảo tính hiện đại, xử lý được những thách thức mới phát sinh trong bối cảnh hiện nay. Các nước đặt mục tiêu kết thúc đàm phán nâng cấp Hiệp định ATIGA trong năm 2025. |
Total number of posts 316.
Title | Date |
---|
Ministry of Industry and Trade
Disclaimer: All information on this website is presented for consulation purpose only and does not constitute legal advice. All legal responsibility rests solely on the user. Users should not act upon any information obtained through this website without prior verigication with competent national authorities.
The website has been developed under Web Content Accessibility Guidlines (WCAG) 2
Viet Nam Ministry of Industry and Trade. All rights reserved.
Did you find what you were looking for?
Can we ask you a few more questions to help improve the VNTR?
0 of 12 answered