Total number of posts 287.
Title | Date |
---|
Hiệp định Đối tác kinh tế toàn diện khu vực (RCEP) là thỏa thuận giữa các quốc gia thành viên bao gồm 10 nước thành viên của Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN): Brunay, Campuchia, Indonesia, Lào, Malaysia, Myanmar, Philippines, Singapore, Thái Lan và Việt Nam cùng với Úc, Trung Quốc, Nhật Bản, New Zealand và Hàn Quốc. Ấn Độ cũng tham gia đàm phán hiệp định nhưng đã tuyên bố rút lui vào năm 2019.
Với Indonesia, đây là quốc gia phê chuẩn Hiệp định khá muộn. Ngày 30/08/2022, Indonesia mới phê chuẩn Hiệp định RCEP và đến 2/1/2023 Hiệp định này mới chính thức có hiệu lực. Với RCEP, Indonesia sẽ có cơ hội mở rộng và gia tăng chuỗi giá trị khu vực, các công ty xuất khẩu của Indonesia sẽ thu được giá trị lớn hơn từ các hoạt động xuất khẩu, khuyến khích đầu tư nước ngoài vào Indonesia, giúp xóa bỏ nhiều rào cản đối với thương mại dịch vụ.
Indonesia cũng kỳ vọng, Hiệp định RCEP sẽ gia tăng cơ hội tiếp cận thị trường đối với các sản phẩm nông nghiệp, thủy sản, ô-tô, điện tử, thực phẩm và đồ uống, hóa chất và thiết bị máy móc tại 3 thị trường trọng điểm là: Trung Quốc, Nhật Bản và Hàn Quốc.
Trong quan hệ thương mại song phương với Việt Nam, lãnh đạo hai bên đã từng khẳng định, Indonesia luôn nhìn nhận Việt Nam là một trong những đối tác kinh tế, thương mại quan trọng trong khu vực Đông Nam Á. Những năm gần đây, quan hệ thương mại giữa hai nước đã phát triển tích cực. Việt Nam và Indonesia còn có rất nhiều tiềm năng hợp tác, đặc biệt trong lĩnh vực thủy sản và công nghiệp ô tô điện, nhất là khi Hiệp định RCEP có hiệu lực, kim ngạch thương mại song phương được kỳ vọng nâng lên đáng kể.
Chia sẻ riêng với Báo Công Thương về những tác động của Hiệp định RCEP đến kết quả xuất khẩu hàng hóa cũng như sự hiện diện của các thương hiệu Việt Nam tại thị trường Indonesia kể từ đầu năm tới nay, ông Phạm Thế Cường - Tham tán thương mại, Thương vụ Việt Nam tại Indonesia - cho biết, để có thể đánh giá đầy đủ về hiệu quả của Hiệp định này đối với xuất khẩu của Việt Nam sang thị trường Indonesia cần có thêm thời gian.
“Tuy nhiên, kể từ khi Hiệp định RCEP có liệu lực, hàng hóa xuất khẩu Việt Nam có thêm nhiều cơ hội chọn lựa các ưu đãi thuế quan có lợi nhất, được hưởng thuận lợi hóa thương mại, quy tắc xuất xứ của Hiệp định” - ông Phạm Thế Cường thông tin và cho biết thêm, các thành viên ngoài khối ASEAN trong RCEP đều là những nguồn cung cấp nguyên liệu đầu vào quan trọng cho hàng hóa xuất khẩu Việt Nam như: Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản và các nước này cũng là các nhà đầu tư nước ngoài hàng đầu của Việt Nam, mở nhiều nhà máy sản xuất và xuất khẩu hàng hóa.
9 tháng năm 2023, kim ngạch xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam sang thị trường Indonesia đạt giá trị 3,79 tỷ USD, tăng 11% so với cùng kỳ năm 2023, trong bối cảnh xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam sang hầu hết các thị trường trọng điểm đều sụt giảm.
“Sự gia tăng kim ngạch xuất khẩu này là sự tổng hợp của nhiều nhân tố, trong đó có các ưu đãi về thuế quan, quy tắc xuất xứ từ các Hiệp định FTA bao gồm cả Hiệp định RCEP mang lại” - Tham tán Phạm Thế Cường đánh giá.
Thời gian qua, hàng hóa xuất khẩu Việt Nam đã gia tăng sự hiện diện tại thị trường Indonesia, nhất là đối với hàng nông sản như gạo, cà phê...
Cũng theo chia sẻ từ Thương vụ, thời gian qua, hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam đã gia tăng sự hiện diện tại thị trường Indonesia, điều này được thể hiện qua kim ngạch xuất khẩu hàng hóa giữa Việt Nam - Indonesia trong giai đoạn 2020 - 2022 tăng bình quân 27,5%/năm, với giá trị kim ngạch xuất khẩu xuất khẩu của Việt Nam tăng từ 2,82 tỷ USD năm 2020 lên 4,53 tỷ USD năm 2022.
Tham tán Phạm Thế Cường khẳng định, việc gia tăng xuất khẩu hàng hóa đã góp phần khẳng định vị thế của hàng Việt Nam tại thị trường Indonesia. “Khi nhắc tới mặt hàng gạo, người dân Indonesia đều nhớ và biết đến các thương hiệu gạo của Việt Nam. Đặc biệt, người dân Indonesia rất ưa chuộng cà phê Việt” - Tham tán Phạm Thế Cường dẫn chứng và cho biết, bên cạnh các mặt hàng nông sản, các thương hiệu đồ gia dụng của Việt Nam như Kangaroo, Sunhouse... cũng đã đẩy mạnh xuất khẩu hàng hóa sang thị trường này. Và hiện nay, các doanh nghiệp lớn, hàng đầu của Việt Nam như FPT, Vinfast, Thế giới di động... cũng đã và đang bắt đầu đầu tư kinh doanh tại thị trường Indonesia.
Trong thời gian tới, Tham tán Thương vụ Việt Nam tại Indonesia cho rằng, với dân số trên 272 triệu người, lớn thứ 4 thế giới và là nền kinh tế lớn nhất Đông Nam Á - Indonesia tiếp tục là thị trường tiềm năng cho hàng hóa Việt Nam nếu cộng đồng doanh nghiệp Việt Nam tận dụng tốt, khai thác đầy đủ các lợi ích mà các hiệp định FTA của ASEAN và RCEP mang lại cũng như các tiềm năng khác của thị trường Indonesia.
Total number of posts 287.
Title | Date |
---|
Ministry of Industry and Trade
Disclaimer: All information on this website is presented for consulation purpose only and does not constitute legal advice. All legal responsibility rests solely on the user. Users should not act upon any information obtained through this website without prior verigication with competent national authorities.
The website has been developed under Web Content Accessibility Guidlines (WCAG) 2
Viet Nam Ministry of Industry and Trade. All rights reserved.
Did you find what you were looking for?
Can we ask you a few more questions to help improve the VNTR?
0 of 12 answered