Total number of posts 288.
Title | Date |
---|
Báo cáo của Google Temasek và Bain mới công bố cho thấy tổng giá trị hàng hóa kinh tế số của khu vực ASEAN tiếp tục duy trì mức tăng trưởng 2 con số.
Theo đó, năm 2024, nền kinh tế số khu vực dự kiến đạt 263 tỷ USD tổng giá trị hàng hóa (GMV) , thu về 11 tỷ USD lợi nhuận, theo đó GMV và lợi nhuận đạt tỷ lệ tăng trưởng kép hàng năm (CAGR) lần lượt ở mức 15% và 24% kể từ năm 2023. Trong đó thương mại điện tử là động lực tăng trưởng chính của nền kinh tế số ASEAN, với tổng giá trị hàng hóa đạt 159 tỷ USD trong năm 2024, tăng 15% so với năm trước. Dự kiến tổng giá trị hàng hóa thương mại điện tử có thể đạt giá trị 370 tỷ USD vào năm 2030.
Để đạt được những kết quả khả quan như vậy, ASEAN sớm đã có sự chuẩn bị, định hướng nhằm phát triển lĩnh vực thương mại điện tử và kinh tế số. Các nước thành viên ASEAN hiện đang tích cực tham gia các Hiệp định thương mại tự do, trong đó các Hiệp định thương mại tự do có các điều khoản về thương mại điện tử, cụ thể có thể kể tới như Hiệp định thành lập Khu vực thương mại tự do ASEAN-Australia-New Zealand (AANZFTA); Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện Khu vực (RCEP), Hiệp định ASEAN về thương mại điện tử, Hiệp định Khung về kinh tế số ASEAN (DEFA)…
Hiệp định ASEAN về thương mại điện tử là Hiệp định đầu tiên của ASEAN về thương mại điện tử. AANZFTA là thỏa thuận đầu tiên với đối tác có chương về thương mại điện tử. RCEP là thỏa thuận có chương thương mại điện tử mới nhất có hiệu lực và DEFA là hiệp định kinh tế số đầu tiên về kinh tế số ở cấp độ khu vực và hiện đang trong quá trình đàm phán.
Vì là Hiệp định thời kỳ đầu, AANZFTA và Hiệp định ASEAN về thương mại điện tử có phạm vi cam kết tương đối hẹp, khả năng bao phủ và giải quyết các vấn đề phát sinh từ môi trường kỹ thuật số thấp so với tốc độ phát triển mang tính đột phá đang diễn ra trong thực tế. Sau này, Hiệp định AANZFTA đã được nâng cấp, cùng với các Hiệp định thế hệ mới có phạm vi cam kết và mức độ bao phủ rộng hơn. Các cam kết ngoài những vấn đề liên quan tới hợp tác, giao dịch phi giấy tờ, xác thực điện tử và chữ ký điện tử, bảo vệ người tiêu dùng trực tuyến, thông tin cá nhân trực tuyến, môi trường quản lý trong nước và giải quyết tranh chấp, thì còn bao gồm các nội dung liên quan tới lưu chuyển thông tin xuyên biên giới, vị trí của các cơ sở máy tính, an ninh mạng, thanh toán điện tử và logistic, các điều khoản về thuế hải quan, tin nhắn điện tử thương mại không được yêu cầu và không phân biệt đối xử với các sản phẩm kỹ thuật số.
Sự mở rộng các cam kết nhằm đáp ứng sự thay đổi và tốc độ phát triển nhanh chóng của lĩnh vực thương mại điện tử và kinh tế số ASEAN, đồng thời đảm bảo phù hợp với những thay đổi trong lĩnh vực này và các cam kết ngày càng tăng trong các thỏa thuận khác, như trong trường hợp thương mại hàng hóa và dịch vụ, các cam kết số không chỉ bao gồm quyền tiếp cận thị trường mà còn bao gồm các quy tắc và quy định quản lý việc di chuyển hàng hóa và dịch vụ số qua biên giới, cũng như các biện pháp tạo thuận lợi thương mại.
Tuy nhiên, sự chênh lệch trong ASEAN, cùng tham vọng phát triển nền kinh tế số của từng nước thành viên, các chính sách quốc gia khác nhau có thể làm chậm tốc độ thực hiện các cam kết. ASEAN sẽ cần tìm ra tiếng nói chung, tập trung vào việc thu thập, phổ biến các thực tiễn tốt, các hoạt động nâng cao năng lực để phân tích chi phí lợi ích đáng tin cậy về các cam kết này.
Về phần Việt Nam, theo ông Marc Woo, Giám đốc điều hành, phụ trách Việt Nam, Google châu Á – Thái Bình Dương thì trong 5 năm qua, nền kinh tế số Việt Nam đã có sự tăng trưởng mạnh và liên tục: “Được thúc đẩy bởi TMĐT, nền kinh tế số quốc gia duy trì tốc độ tăng trưởng hai con số, dù trong bối cảnh nền kinh tế toàn cầu nhiều bất ổn”.
Báo cáo của Google Temasek và Bain cũng cho thấy những tín hiệu lạc quan khi Việt Nam đang giữ vững mức tăng trưởng hai con số, được thúc đẩy chủ yếu bởi lĩnh vực Thương mại điện tử và du lịch trực tuyến. Năm 2024, ngành Thương mại điện tử của Việt Nam tăng trưởng 18% so với cùng kỳ năm ngoái, mức GMV chạm mốc 22 tỷ USD, trở thành động lực tăng trưởng chính của nền kinh tế số Việt Nam.
Lĩnh vực du lịch trực tuyến cũng ghi nhận mức tăng trưởng 16% so với cùng kỳ năm ngoái, đạt mức 5 tỷ USD từ đầu năm đến nay, đóng góp vào tổng giá trị hàng hóa. Du lịch trực tuyến tiếp tục duy trì việc tạo ra doanh thu thông qua tăng tỷ lệ hoa hồng trên từng chuyến bay, trong khi đó các kênh bán lẻ trực tiếp góp phần lớn nhất vào tổng doanh thu.
Báo cáo cũng thấy người dùng Việt ngày càng thích ứng và sẵn sàng với các giải pháp và dịch vụ mới. Mức độ quan tâm và nhu cầu về AI trong cộng đồng người tiêu dùng số tại khu vực Đông Nam Á, đặc biệt ở các thành phố lớn ngày càng gia tăng. TP.HCM và Đà Nẵng là hai địa phương dẫn đầu cả nước về mức độ quan tâm và nhu cầu về AI. Các ngành giáo dục, tiếp thị và chăm sóc sức khỏe là ba ngành tạo ra nhiều lượng tìm kiếm nhất về AI tại Việt Nam.
Trí tuệ nhân tạo (AI) cũng đang đóng vai trò chuyển đổi trong sự phát triển của nền kinh tế sáng tạo, có hơn 22% lượt tải xuống các ứng dụng di động của người Việt tích hợp những tính năng AI như hiệu ứng ảnh, tạo dựng nội dung và chỉnh sửa video.
Năm qua, Chính phủ Việt Nam cũng đã công bố lộ trình kỹ thuật số đầy tham vọng, trong đó nhấn mạnh vào AI và công nghệ bán dẫn cùng với mục tiêu tăng trưởng kinh tế và cải thiện các dịch vụ công. Cách tiếp cận chủ động này của Chính phủ tạo điều kiện thuận lợi để Việt Nam đạt được những tiến bộ đáng kể về công nghệ số bất chấp những hạn chế trước đây trong đầu tư cơ sở hạ tầng.
Ủy viên Bộ Chính trị, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính tham quan trưng bày công nghệ chuyển đổi số của một số ngân hàng tại Hội nghị chuyển đổi số ngành ngân hàng_Ảnh: TTXVN
Total number of posts 288.
Title | Date |
---|
Ministry of Industry and Trade
Disclaimer: All information on this website is presented for consulation purpose only and does not constitute legal advice. All legal responsibility rests solely on the user. Users should not act upon any information obtained through this website without prior verigication with competent national authorities.
The website has been developed under Web Content Accessibility Guidlines (WCAG) 2
Viet Nam Ministry of Industry and Trade. All rights reserved.
Did you find what you were looking for?
Can we ask you a few more questions to help improve the VNTR?
0 of 12 answered