Total number of posts 316.
Title | Date |
---|
Ngày 08 tháng 11 năm 2024, tại Thành phố Hải Phòng, Vụ Chính sách thương mại đa biên (Bộ Công Thương) đã phối hợp với Sở Công Thương Thành phố Hải Phòng tổ chức Hội thảo Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện Khu vực (RCEP) và cơ hội thúc đẩy xuất khẩu hàng dệt may, giày dép và thiết bị điện của Việt Nam.
Hội thảo nằm trong chuỗi hoạt động của Vụ Chính sách thương mại đa biên nhằm phổ biến thông tin, cam kết của Hiệp định RCEP, triển khai Kế hoạch thực hiện Hiệp định RCEP do Bộ trưởng Bộ Công Thương ban hành, qua đó nâng cao nhận thức cho các cơ quan quản lý nhà nước ở các tỉnh/thành, địa phương và hỗ trợ cộng đồng doanh nghiệp khai thác, tận dụng hiệu quả những cơ hội kinh doanh và lợi ích kinh tế do Hiệp định này mang lại, đặc biệt trong bối cảnh xu hướng chuyển đổi số, chuyển đổi xanh hướng đến phát triển bền vững trong thời gian tới.
Hội thảo có sự tham dự và chủ trì của bà Nguyễn Việt Chi, Phó Vụ trưởng Vụ Chính sách thương mại đa biên, Bộ Công Thương; và Ông Nguyễn Văn Thành, Giám đốc Sở Công Thương thành phố Hải Phòng. Tham gia trình bày tại Hội thảo có Bà Quyền Thị Thuý Hà, Trưởng Chi nhánh Thương vụ Việt Nam tại Osaka, Nhật Bản; đại diện một số đơn vị chức năng của Bộ Công Thương (Vụ Chính sách thương mại đa biên, Cục Xuất nhập khẩu, Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số). Hội thảo cũng có sự tham dự đông đảo của cộng đồng doanh nghiệp quan tâm đến các thị trường RCEP tại Thành phố Hải Phòng.
Bà Nguyễn Việt Chi, Phó Vụ trưởng Vụ Chính sách thương mại đa biên, Bộ Công Thương phát biểu khai mạc Hội thảo
Ông Nguyễn Văn Thành, Giám đốc Sở Công Thương thành phố Hải Phòng đồng chủ trì Hội thảo
Tại Hội thảo, đại diện Vụ Chính sách thương mại đa biên, Bộ Công Thương đã trình bày tổng quan về Hiệp định RCEP và các cam kết trong Hiệp định RCEP, đặc biệt là các cam kết liên quan đến hàng dệt may, giày dép và linh kiện điện tử; giới thiệu đến các doanh nghiệp công cụ tra cứu cam kết thuế quan trong các FTA mà Việt Nam là thành viên tại trang Cơ sở dữ liệu thương mại Việt Nam (vntr.moit.gov.vn). Sau đó, đại diện Cục Xuất nhập khẩu, Bộ Công Thương đi sâu vào phân tích cam kết về khác biệt thuế quan trong Hiệp định RCEP và cơ chế chứng nhận quy tắc xuất xứ liên quan. Bà Quyền Thị Thuý Hà, Trưởng Chi nhánh Thương vụ Việt Nam tại Osaka, Nhật Bản có bài có bài trình bày về cơ hội xuất khẩu mặt hàng dệt may và giày dép của Việt Nam với nhiều ví dụ thực tiễn vào thị trường Nhật Bản. Cuối cùng, đại diện Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số, Bộ Công Thương chia sẻ kinh nghiệm về xuất khẩu trực tuyến thông qua các nền tảng thương mại điện tử nhằm nâng cao năng lực xuất khẩu trực tuyến cho doanh nghiệp vừa, nhỏ đến siêu nhỏ.
Sau phần trình bày của các diễn giả và phần thảo luận giữa doanh nghiệp tham dự Hội thảo và các diễn giả. Nhiều câu hỏi liên quan đến việc tận dụng Hiệp định RCEP, quy định, cơ chế và thời hạn chứng nhận xuất xứ với hàng xuất khẩu, các vướng mắc thực tiễn trong việc áp dụng quy tắc xuất xứ và xin giấy chứng nhận xuất xứ trong Hiệp định RCEP, v.v. Các câu hỏi đã được các diễn giả khách mời giải đáp cụ thể, đầy đủ trong không khí trao đổi sôi nổi của Hội thảo.
Hội thảo đã thành công tốt đẹp, góp phần hỗ trợ các cơ quan quản lý nhà nước cũng như các hiệp hội, doanh nghiệp trên địa bàn Thành phố Hải Phòng hiểu thêm về các cam kết trong Hiệp định RCEP và những cơ hội, thách thức Hiệp định đặt ra cho lĩnh vực hoạt động của mình, từ đó có thể khai thác hiệu quả lợi ích do Hiệp định mang lại./.
Vụ Chính sách thương mại đa biên
Total number of posts 316.
Title | Date |
---|
Ministry of Industry and Trade
Disclaimer: All information on this website is presented for consulation purpose only and does not constitute legal advice. All legal responsibility rests solely on the user. Users should not act upon any information obtained through this website without prior verigication with competent national authorities.
The website has been developed under Web Content Accessibility Guidlines (WCAG) 2
Viet Nam Ministry of Industry and Trade. All rights reserved.
Did you find what you were looking for?
Can we ask you a few more questions to help improve the VNTR?
0 of 12 answered