Underline menu menu close

Giá gạo xuất khẩu sẽ diễn biến ra sao trong các tháng tới?

09:56 - 07/11/2023

Dù so với mức đỉnh vào cuối tháng 8, giá gạo xuất khẩu của Việt Nam hiện giảm trên 30 USD/tấn song nhiều ý kiến tin tưởng thị trường sẽ sôi động trở lại.

Trong nửa cuối tháng 9/2023, giá gạo xuất khẩu của các nguồn cung tại khu vực châu Á tiếp tục có những điều chỉnh mạnh theo hướng giảm lùi về mốc dưới 600 USD/tấn, riêng gạo của Việt Nam vẫn giữ mức ổn định 613-617 USD/tấn đối với gạo loại 5% tấm.

gia-gao-xuat-khau20231002112109
Giá gạo xuất khẩu của Việt Nam hiện đang cao hơn các quốc gia như Thái Lan, Pakistan

Với mức này gạo của Việt Nam tiếp tục cao hơn Thái Lan 23 USD (590 USD/tấn) và cao hơn Pakistan 15 USD/tấn (598 USD/tấn).

Sở dĩ giá gạo của Việt Nam bỏ xa các đối thủ, nhiều ý kiến cho biết do Việt Nam chưa đến thời điểm thu hoạch rộ lúa Thu Đông. Bên cạnh đó, lượng gạo hàng hóa và khả năng xuất khẩu từ nay đến cuối năm không nhiều, chỉ khoảng 1 triệu tấn. Trong khi đó các nước như Thái Lan, Myanmar, Pakistan và đặc biệt là Ấn Độ đang chuẩn bị bước vào thu hoạch rộ vụ lúa chính trong năm. Chính vì vậy, ở những nước này sản lượng dồi dào, giá giảm nhẹ.

Về giá gạo thời gian tới, các ý kiến cho rằng, rất khó để đưa ra một dự đoán chính xác bởi thị trường gạo thế giới phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố. “Trong tháng 10/2023 - khi mùa vụ của Ấn Độ thu hoạch và Chính phủ Ấn Độ bán hàng ra để nhập hàng mùa vụ mới vào có thể giá thành của gạo thế giới sẽ tiếp tục giảm thêm. Còn nếu Chính phủ Ấn Độ vẫn tiếp tục duy trì lệnh cấm như hiện nay thì giá gạo sẽ vẫn được duy trì”- ông Đinh Minh Tâm, Giám đốc Công ty TNHH Cỏ May nhận định.

Trên thực tế, nhu cầu tiêu thụ gạo tiếp tục ở mức cao ở các nước nhập khẩu chính. Cụ thể như tại Philippines, tính đến 15/9, Philippines mới nhập khẩu khoảng 2,4 triệu tấn gạo trong khi Bộ Nông nghiệp Mỹ dự báo lượng gạo nhập khẩu cả năm của nước này lên tới 3,5 triệu tấn.

Cùng với Philippines, Indonesia cũng đang tìm kiếm nguồn cung gạo cho mục tiêu an ninh lương thực quốc gia và duy trì kho dự trữ. Mới đây, người đứng đầu Cơ quan Lương thực Quốc gia Indonesia (Bapanas) Arief Prasetyo Adi cho biết Tổng thống nước này, ông Joko Widodo (Jokowi) đã chỉ đạo nhập khẩu 1 triệu tấn gạo từ Trung Quốc để tăng dự trữ gạo (CBP) của Chính phủ cho năm 2024.

Ngoài ra, Malaysia dù là nước sản xuất gạo nhưng nước này vẫn cần nhập khẩu tới 30% để đảm bảo yêu cầu tiêu dùng và dự trữ trong nước. Cụ thể theo báo chí nước này đưa tin, ở Malaysia, gạo trắng nội địa là mặt hàng được kiểm soát với giá trần ở mức 26 ringgit (5,54 USD) mỗi 10 kg. Tuy nhiên, ngành sản xuất gạo chỉ có thể đáp ứng 70% nhu cầu. Do đó, nước này nhập gạo trắng chủ yếu từ Ấn Độ, Pakistan, Thái Lan, Việt Nam và Campuchia.

Việc nhu cầu gạo ở nhiều nước đang tăng cao được các doanh nghiệp kỳ vọng thị trường sẽ sôi động trở lại trong những tháng cuối năm. Đây sẽ là cơ hội cho ngành hàng lúa gạo của Việt Nam tận dụng.

Liên quan đến sản lượng lúa gạo, theo Tổng cục Thống kê dự báo, cả năm 2023, sản lượng lúa đạt được từ 43-43,4 triệu tấn, tăng khoảng 650 -700 nghìn tấn so 2022, vượt 170 nghìn tấn so với kế hoạch của ngành nông nghiệp nông thôn năm 2023. Theo ước tính của Tổng cục Thống kê, khả năng sẽ đạt được 7,5 triệu tấn gạo xuất khẩu trong năm 2023 mà vẫn đảm bảo an ninh lương thực trong nước.

Total number of posts 312.

Title Date