Underline menu menu close

ASEAN hướng tới cải tiến cơ chế “Giải pháp ASEAN cho Đầu tư, Dịch và Thương mại (ASSIST)”

08:17 - 04/11/2024

Ra mắt vào năm 2015 để thực hiện quy trình Tham vấn ASEAN nhằm giải quyết các vấn đề về Thương mại và Đầu tư (ACT) theo quy định của Hiệp định Thương mại Hàng hóa ASEAN (ATIGA), ASSIST là cơ chế tư vấn không ràng buộc, nhằm giải quyết nhanh các vấn đề thực thi mà doanh nghiệp ASEAN gặp phải liên quan đến việc thực thi các thỏa thuận kinh tế ASEAN. ASSIST hoàn toàn dựa trên nền tảng internet và miễn phí.

38be4a8ac238fded3ff751845f1156dd

Các vấn đề chính có thể được giải quyết thông qua cơ chế ASSIST gồm: (i) Các vấn đề liên quan đến biện pháp thuế quan và phi thuế quan ảnh hưởng tới thương mại hàng hóa trong ASEAN, (ii) các vấn đề thực thi trong lịch vực thương mại dịch vụ xuyên biên giới, và (iii) các vấn đề hạn chế đầu tư trong hội nhập ASEAN.

Các chủ thể chính của ASSIST gồm:

  1. Doanh nghiệp ASEAN (AE): Đây là doanh nghiệp có trụ sở tại ASEAN (hiệp hội thương mại, phòng thương mại, hội đồng kinh doanh, liên đoàn kinh doanh có trụ sở tại ASEAN hoặc luật sư, hay công ty luật có đăng ký đại diện cho một doanh nghiệp) đặt ra vấn đề, truy vấn hoặc khiếu nại thông qua ASSIST. Nó phải được đăng ký (tức là giấy phép kinh doanh) tại một trong mười nước thành viên ASEAN;
  2. Quản trị Trung tâm (CA): Ban thư ký ASEAN là Quản trị Trung tâm của ASSIST và, trong khả năng đó, quản lý các thủ tục trực tuyến. Tất cả các liên lạc giữa các nhà hành động chủ chốt trong ASSIST phải thông qua Quản trị Trung tâm;
  3. Đầu mối Liên lạc Sở tại (HCP): Cơ quan quốc gia (tức là Đầu mối Tập trung) tại Quốc gia thành viên ASEAN của Doanh nghiệp ASEAN đang khiếu nại (hoặc nơi công ty mẹ có trụ sở trong một số trường hợp Thương mại Dịch vụ. Bộ, cơ quan hoặc thẩm quyền chính phủ này có thể can thiệp, nếu cần, để tổ chức các cuộc thảo luận với Quản trị Trung tâm và/hoặc Đầu mối liên lạc Đích đến;
  4. Đầu mối Liên lạc Đích đến (DCP): Cơ quan quốc gia (tức là Đầu mối Trung tâm) tại Quốc gia thành viên ASEAN nơi vấn đề được nêu ra và Doanh nghiệp ASEAN đang phải đối mặt với vấn đề thương mại.  Bộ, cơ quan hoặc thẩm quyền chính phủ này sẽ quyết định liệu họ có muốn tham gia vào ASSIST để đưa ra giải pháp cho doanh nghiệp ASEAN hay không, sẽ phối hợp với các thẩm quyền quốc gia, và sẽ quản lý tất cả các liên lạc với Quản trị Trung tâm của ASSIST; và
  5. Các cơ quan có trách nhiệm (RAs): (Các) cơ quan hoặc (các) đại diện chính phủ khác được giao nhiệm vụ tìm giải pháp cho vấn đề. Họ là các cơ quan có thẩm quyền tại Quốc gia thành viên ASEAN nơi vấn đề được nêu ra và nơi Doanh nghiệp ASEAN phải đối mặt với các vấn đề thương mại. Họ sẽ đề xuất một giải pháp khả thi cho Doanh nghiệp ASEAN thông qua Đầu mối Liên lạc Đích đến và sau đó là Quản trị Trung tâm. Theo thống kê của Ban Thư ký ASEAN, cho đến nay, với sự hỗ trợ từ dự án ARISE Cộng trong việc xây dựng nền tảng ASSIST, trong giai đoạn 2015 – 2023, 26 vụ việc đã được đăng tải lên cơ chế này để tìm kiếm giải pháp từ chính phủ các nước ASEAN (trung bình 2,8 vụ việc/ năm). Trên cơ sở số liệu thống kê, các nước ASEAN đều chia sẻ quan điểm rằng con số này vẫn còn thấp, đồng nghĩa với việc cơ chế này chưa được khu vực tư nhân quan tâm, tận dụng, do đó, chưa đạt được mục tiêu ban đầu là trở thành một công cụ hàng đầu của ASEAN trong việc tạo thuận lợi thương mại trong khu vực.

Trong bối cảnh đó, tại khuôn khổ Hội nghị Ủy ban tham vấn tạo thuận lợi thương mại ASEAN (ATF-JCC), các nước ASEAN đang trao đổi để hướng tới cải tiến cơ chế này theo hướng thân thiện hơn với người dùng nhằm khuyến khích khu vực tư nhân tận dụng cơ chế này để giải quyết các vấn đề thực thi gặp phải trong quá trình thực thi các thỏa thuận kinh tế của ASEAN.

Cuộc thảo luận tập trung vào các giải pháp nhằm khắc phục các hạn chế trong việc sử dụng cơ chế ASSIST thời gian vừa qua, ví dụ như: thời gian phản hồi ý kiến chưa đáp ứng được nhu cầu của doanh nghiệp, chưa có tính tương tác cao giữa bên đặt câu hỏi và bên trả lời, việc phổ biến thông tin về cơ chế này tới doanh nghiệp còn chưa được thực hiện thường xuyên…

Tại Hội nghị ATF-JCC lần thứ 30 diễn ra từ ngày 22 đến 24 tháng 10 năm 2024 tại Jakarta, Indonesia, các nước ASEAN nhất trí sẽ tăng cường phổ biến cơ chế này tới cộng đồng doanh nghiệp của nước mình, đồng thời sẽ tiếp tục trao đổi chương trình nghị sự này tại các phiên họp sắp tới diễn ra trong năm 2025.

Total number of posts 286.

Title Date